
Yếu tố tác động chính đến giá dầu thế giới trong 2 tuần vừa qua là Trung Quốc và báo cáo chỉ số lạm phát tháng 10 Mỹ. NNhờ kỳ vọng vào sự nới lỏng chính sách ZeroCovid sau đại hội ĐCS Trung Quốc, Brent đã có đợt tăng giá từ 90 USD/thùng lên xấp xỉ 100 USD/thùng vào ngày 04/11. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc bất ngờ áp dụng thêm biện pháp hạn chế Covid tại nhiều thành phố lớn, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh khiến giá dầu thế giới sụt giảm về mốc 92 USD/thùng.
Báo cáo chỉ số lạm phát (CPI) Mỹ tháng 10 giảm -0,5% xuống 7,75% (yoy) lập tức khiến đồng USD yếu đi, hỗ trợ giá dầu thế phục hồi. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc phát đi tín hiệu nới lỏng các biện pháp kiểm dịch như: giảm thời gian cách ly đối với F1 và du khách nước ngoài từ 7 xuống 5 ngày, cần xét nghiệm PCR 1 lần thay vì 2 như trước đây; bỏ chế độ truy vết F1; loại bỏ mức đánh giá rủi ro lây nhiễm Covid trung bình đối với các địa phương, chỉ để lại mức độ thấp hoặc cao, đồng nghĩa với số lượng người bị hạn chế giảm.
Bên cạnh đó, bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tại Mỹ kết thúc, việc bán dầu thô từ nguồn dự trữ chiến lược (SPR) nhằm kiềm chế lạm phát không còn đem lại lợi ích chính trị, bản thân SPR cũng cần bổ sung trữ lượng (mua vào) sau thời gian dài bán ròng sẽ góp phần hỗ trợ giá dầu.
Theo chúng tôi nhận định, đến cuối tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 92 - 102 USD/thùng.