
Giá dầu đạt trung bình trên 100 USD/thùng vào năm 2022, thấp hơn đáng kể vào năm 2023 và đạt trung bình chỉ trên 80 USD/thùng. Xung đột Hamas-Israel bắt đầu vào đầu tháng 10 đã đẩy giá dầu lên nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Trong vòng chưa đầy một tháng, giá dầu đã mất đi tất cả những lợi ích thu được từ rủi ro địa chính trị mới ở khu vực sản xuất dầu và vận chuyển hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới.
Giá dầu Brent đạt mức cao nhất trong năm 2023 là vào thời điểm cuối tháng 9, ở mức 98 USD/thùng, một tuần trước khi cuộc chiến Hamas-Israel nổ ra. Giá dầu Brent đã không đạt được những mức đó một lần nữa vào năm ngoái, bất chấp mối lo ngại gia tăng về vận chuyển ở Biển Đỏ và Eo biển Bab el-Mandeb do các cuộc tấn công từ phiến quân Houthi liên kết với Iran từ Yemen.
Giá dầu cũng không thể tăng vọt nhờ việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ ngoại trừ đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 9 – trùng hợp với dữ liệu về khối lượng dữ trữ của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2022 – thị trường phần lớn kỳ vọng việc cắt giảm sẽ tiếp tục.
Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, năm ngoái, giá dầu thô Brent đạt trung bình 83 USD/thùng, so với mức giá trung bình là 101 USD/thùng vào năm 2022—chênh lệch 19 USD/thùng sau khi làm tròn số. Thị trường đã điều chỉnh theo lệnh cấm vận của EU và G7 lên dầu nhập khẩu của Nga nhanh hơn là kỳ vọng ban đầu. Nga đã chuyển hướng vận chuyển dầu thô sang các điểm đến ở châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ.
“Thị trường toàn cầu điều chỉnh theo động lực thương mại mới, với việc dầu thô từ Nga đã tìm được bến đỗ mới ở ngoài EU, và nhu cầu dầu thô toàn cầu không như mong đợi. Những động lực đó bù đắp cho những tác động từ việc hạn chế nguồn cung dầu thô của OPEC+”, theo EIA.
Những lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu cũng như nguồn cung cao hơn dự kiến từ các nhà sản xuất ngoài OPEC+ là hai nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm trong năm ngoái.
Với mức cắt giảm mới nhất được công bố trong quý đầu tiên của năm 2024, nhóm OPEC+ đang nỗ lực để kiểm soát chặt chẽ nguồn cung dầu toàn cầu. Tuy nhiên nhóm này phải đối mặt với sản lượng dầu kỷ lục của Mỹ cũng như nguồn cung gia tăng từ những nhà sản xuất khác ngoàn OPEC+, bao gồm Brazil, Guyana, Canada và Nauy. Brazil được mời trở thành thành viên của OPEC+ vào tháng 1 năm 2024, tuy nhiên quốc gia này cho biết sẽ không tham vào bất kỳ đợt cắt giảm sản lượng nào. OPEC+ đang tìm cách giá dầu ở mức sàn, tuy nhiên họ có thể sẽ không thành công trong việc đẩy giá lên quá cao. Các nhà phân tích cho biết điều này đặc biệt đúng nếu nhóm không gia hạn cắt giảm sau tháng 3 năm 2024.
Nguồn cung dầu ngoài OPEC+ ngày càng tăng đang bù đắp cho tác động của một số đợt cắt giảm của OPEC+ và rủi ro địa chính trị đã gia tăng trong năm mới sau khi Iran cử tàu chiến tới Biển Đỏ.
Năm nay, giá dầu dự kiến sẽ không tăng quá nhiều so với mức hiện tại do căng thẳng leo thang lớn ở Biển Đỏ và xung quanh điểm vận chuyển dầu khác ở Trung Đông, eo biển Hormuz. Theo cuộc thăm dò hàng tháng của Reuters, trong đó các nhà phân tích đã điều chỉnh giảm dự báo của họ cho năm 2024 so với dự báo của tháng trước, dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu sẽ làm chậm tăng trưởng nhu cầu dầu vào năm 2024, giữ giá dầu chuẩn của Mỹ trung bình dưới 80 USD/thùng. Cuộc thăm dò ý kiến của 34 nhà phân tích và kinh tế của Reuters cho thấy dầu thô WTI dự kiến sẽ đạt trung bình 78,84 USD/thùng vào năm 2024. Giá dầu Brent hiện được dự kiến sẽ đạt trung bình 82,56 USD/thùng trong năm nay, giảm so với dự báo 84,43 USD trong cuộc thăm dò tháng 11.
Nguồn: Oilprice
Anh Ngọc