Chính phủ sẽ tích cực, khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị phù hợp của các tập đoàn, tổng công ty
Nhấn mạnh yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phát huy tinh thần yêu nước, chủ động, tích cực, tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm để xử lý các vấn đề, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ tích cực, khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị phù hợp.

Sáng 18/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về giải pháp đổi mới hoạt động của Uỷ ban và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước góp phần thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Trần Hồng Hà.

Chính phủ sẽ tích cực, khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị phù hợp của các tập đoàn, tổng công ty

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tất cả các cấp, các ngành liên quan, cụ thể là Chính phủ, các bộ, ngành, Uỷ ban, các doanh nghiệp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền phải chủ động, tích cực xử lý hiệu quả các vướng mắc, khó khăn, bất cập của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước

Theo Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tính đến 31/12/2022, tổng vốn chủ sở hữu và tài sản hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước cụ thể như sau: tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất là 1 triệu 173 ngàn tỷ đồng; trong đó, tổng vốn chủ sở hữu của công ty mẹ là 955 nghìn tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất là 2 triệu 445 tỷ đồng, trong đó, tổng tài sản của công ty mẹ là 1 triệu 636 nghìn tỷ đồng; đến ngày 31/12/2021, đã đầu tư vào tài sản dài hạn là 1 triệu 036 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, tổng hợp kế hoạch do 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước xây dựng, tổng vốn chủ sở hữu và tài sản hợp nhất, cụ thể: tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất là 1 triệu 168 ngàn tỷ đồng và phần quỹ chưa điều chuyển khoảng khoảng 8 nghìn tỷ đồng là khoảng 1 triệu 176 nghìn tỷ đồng, (năm 2023 sẽ điều chuyển về các quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo quy định). Tổng tài sản hợp nhất là 2 triệu 459 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2 nghìn tỷ đồng so năm 2022 (do hình thành mới tài sản từ nguồn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty).

Phát biểu ý kiến kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tất cả các cấp, các ngành liên quan, cụ thể là Chính phủ, các bộ, ngành, Uỷ ban, các doanh nghiệp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền phải chủ động, tích cực xử lý hiệu quả các vướng mắc, khó khăn, bất cập của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; các DNNN nắm giữ lượng vốn lớn, đóng góp đáng kể trong thu ngân sách nhà nước, tăng trưởng, góp phần kiểm soát lạm phát, nhưng rõ ràng chưa ngang tầm những cái có được về vốn, tổng giá trị tài sản đang nắm giữ. Trong suốt giai đoạn 2016-2020 hầu như các DNNN không có hoạt động đầu tư lớn nào; vào đầu nhiệm kỳ này, chúng ta cũng phải giải quyết nhiều khó khăn, nhất là phải quyết tâm xử lý 12 dự án yếu kém, thua lỗ...

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các DNNN phải thể hiện tinh thần quyết tâm, trách nhiệm cao trong xử lý các dự án này; các bộ, ngành liên quan cũng phải quyết tâm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách; mong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phát huy tinh thần yêu nước, chủ động, tích cực, tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm để xử lý các vấn đề; Chính phủ sẽ tích cực, khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị phù hợp.

Theo Thủ tướng, với việc nắm giữ lượng tài sản lớn như vậy, các DNNN phải tìm cách đầu tư, góp phần để thúc đẩy cùng các chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá kết hợp hài hoà, hiệu quả với nhau, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thì mới thực hiện được cung tiền ra nền kinh tế; suy nghĩ để thúc đẩy các vấn đề lớn như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Thủ tướng yêu cầu phải tìm điểm cân bằng giữa tỷ giá và lãi suất; tăng trưởng với lạm phát, chính sách tiền tệ giữa chính sách tài khoá, cân đối tình hình trong nước và ngoài nước.

Chính phủ sẽ tích cực, khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị phù hợp của các tập đoàn, tổng công ty

Thủ tướng mong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phát huy tinh thần yêu nước, chủ động, tích cực, tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm để xử lý các vấn đề

Về giải pháp cụ thể sắp tới, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta xác định có thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn: thế giới tiếp tục có khủng hoảng, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; các nước trên thế giới đang chống lạm phát và khắc phục hậu quả sau đại dịch Covid-19 làm cho thị trường bị thu hẹp. Do đó Uỷ ban sử dụng nguồn vốn tập trung cho 3 động lực là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu, góp phần khắc phục các khó khăn, thách thức; thực hiện tốt Kết luận của Bộ Chính trị về tổng kết tình hình thực hiện Thông báo số 40-TB/TW ngày 14/9/2017 về Đề án “Thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hoàn thiện mô hình, tách bạch quản lý nhà nước với sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn hiệu quả, không can thiệt sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; phải xây dựng các Chiến lược, kế hoạch mà Chính phủ giao; tích cực, chủ động xử lý những vấn đề tồn đọng mà Bộ Chính trị đã cho chủ trương, Chính phủ đã chỉ đạo.

Uỷ ban cũng phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phê duyệt các chương trình, kế hoạch của các tập đoàn, tổng công ty; tăng cường chú trọng vào sản xuất, kinh doanh; tập trung tháo gỡ khó khăn về pháp lý cùng với các bộ, ngành; tháo gỡ các vấn đề liên quan thị trường, quản trị kinh doanh hiện đại, tập trung chuyển đổi số, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, việc tuyển chọn phải công khai, minh bạch; sửa đổi các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định đối với cán bộ phù hợp thực tế; nắm bắt tình hình tốt hơn để tham mưu cho Chính phủ xử lý các vấn đề tồn đọng, phát sinh mới; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Đối với các DNNN, Thủ tướng yêu cầu phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính trị của mình đối với tài sản của Nhà nước để thông minh, sáng tạo, linh hoạt, chịu trách nhiệm; đầu tư cho đổi mới sáng tạo, tập trung cho những ngành mới nổi; đổi mới quản trị kinh doanh theo hướng hiện đại; thích ứng mô hình quản lý và điều kiện mới, điều kiện Việt Nam, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tập trung đầu tư các dự án trọng điểm, lĩnh vực quan trọng; tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp cho phù hợp tình hình; chủ động hoàn thành các chương trình, kế hoạch, trình các cấp thẩm quyền phê duyệt trên tinh thần phải cụ thể, có thời gian; xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp đậm đà bản sắc dân tộc, tôn trọng quy luật khách quan của quy luật kinh tế thị trường, cung cầu, cạnh tranh, góp phần cùng các bộ, ngành, Chính phủ điều tiết phù hợp. Theo Thủ tướng, khi cần, chúng ta phải sử dụng các công cụ nhà nước để can thiệp thị trường để bảo đảm ổn định; nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp; đa dạng hoá thị trường, chuỗi cung ứng.

Chính phủ sẽ tích cực, khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị phù hợp của các tập đoàn, tổng công ty

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị

Đối với các bộ, cơ quan, địa phương, Thủ tướng nêu rõ: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước phải kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan các quy định của pháp luật, thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư, cơ cấu lại, thoái vốn, sắp xếp lại nhà, đất... của doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn là rào cản trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hoặc chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết.

Đẩy mạnh phân công, phân cấp cho Ủy ban và các doanh nghiệp được giao quản lý; tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của doanh nghiệp và Ủy ban; phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc thực hiện một số quyền của Thủ tướng Chính phủ, tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Chính phủ đã có Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 8/4/2022 thông qua đề xuất xây dựng Luật và ngày 1/11/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chỉ đạo Bộ Tài chính trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp thứ 7, tháng 5/2024. Vì vậy, Bộ Tài chính nghiên cứu một số kiến nghị hợp lý có tính khả thi, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật số 69/2014/QH13, trình Quốc hội theo đúng Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để gắn chiến lược phát triển của DNNN với phát triển ngành, lĩnh vực để phát huy nguồn lực quan trọng của đất nước; thực hiện vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện quyền, chức năng nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, trong đó có Uỷ ban, tuyệt đối không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước.

Chính phủ sẽ tích cực, khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị phù hợp của các tập đoàn, tổng công ty

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tham mưu đề xuất tăng cường hiệu lực, hiệu quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về thể chế, chính sách đã được Chính phủ quyết nghị tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 của Chính phủ để nhanh chóng khơi thông nguồn lực, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của 19 tập đoàn, tổng công ty trong phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu cơ chế phù hợp tăng nguồn lực cho DNNN từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án quan trọng, hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh (Bộ Tài chính chủ trì). Sửa đổi quy định về chuyển mục đích Quỹ Phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp để thực hiện đầu tư cho các vườn ươm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặt hàng các sản phẩm đổi mới sáng tạo... (Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì). Nghiên cứu phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc thực hiện một số quyền của Thủ tướng Chính phủ, tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì).

Xây dựng cơ chế khuyến khích phối hợp, hợp tác giữa DNNN với nhau và với doanh nghiệp tư nhân để thực hiện các dự án quy mô lớn, nâng cao hiệu quả tổng thể chuối dự án nhằm phát triển chuỗi giá trị của ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, đến nay việc này chưa được thực hiện (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì).

Cơ chế thúc đẩy DNNN mạnh dạn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, theo kịp tốc độ phá triển, ứng dụng khoa học công nghệ; thay đổi mô hình kinh doanh của nền kinh tế toàn cầu, xu thế phát triển trên thế giới; cơ chế lựa chọn tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành DNNN hoặc một phần tài sản, dự án của DNNN trong thời gian nhất định (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì). Cơ chế, chính sách phát triển riêng một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy mô lớn, hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng của đất nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)…

Bộ Tài chính chủ trì, nghiên cứu cơ chế phù hợp tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án quan trọng, hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì sửa đổi quy định về chuyển mục đích Quỹ Phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp để thực hiện đầu tư cho các vườn ươm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặt hàng các sản phẩm đổi mới sáng tạo...

Dự kiến sau hội nghị, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị hoặc Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững.

Hải Anh



Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​