ExxonMobil dự báo triển vọng toàn cầu về khí phát thải CO₂
Tháng 1/2024 vừa qua, hãng dầu khí đa quốc gia ExxonMobil đã công bố một loạt báo cáo triển vọng toàn cầu liên quan đến lĩnh vực dầu khí, chuyển đổi năng lượng và môi trường…

Theo các chuyên gia nghiên cứu, bản báo cáo này đã giúp cung cấp công tác nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng và môi trường đáng tin cậy, giá cả phải chăng để hỗ trợ sự thịnh vượng và nâng cao mức sống đi đôi với nhu cầu thực hiện nhiệm vụ đó theo phương cách giảm thiểu tác động đến môi trường, bao gồm cả rủi ro của biến đổi khí hậu.

Hiện nay, hàng tỷ người trên trái đất đều cần nguồn năng lượng đáng tin cậy với giá cả phải chăng cho tiêu dùng mỗi ngày song việc sử dụng năng lượng đó cũng đang góp phần tạo ra lượng khí phát thải CO₂ đáng kể ra môi trường. Do vậy, sự tiến bộ về các mục tiêu năng lượng và biến đổi khí hậu của xã hội càng cần đòi hỏi có những cách tiếp cận thực tế và giải pháp công nghệ đổi mới sáng tạo mới.

Trước hết, các giải pháp giải quyết vấn đề trên đòi hỏi có sự hợp tác và cộng tác của chính phủ các nước, giới học thuật, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Chính phủ các nước hiện đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và ban hành các chính sách, quy định luật lệ liên quan nhằm giải quyết rủi ro của biến đổi khí hậu theo cách thiết thực và tiết kiệm chi phí đầu tư tài chính nhất. Do vậy, các chính sách và quy định luật lệ liên quan sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo có thể mở rộng các lựa chọn sẵn có mà xã hội sẵn sàng cung cấp khả năng tiếp cận năng lượng, đồng thời giảm thiểu sự tác động đến môi trường toàn cầu. Ngoài ra, các chính sách khai thác tính linh hoạt của thị trường tự do và cạnh tranh có thể nhanh chóng giúp gia tăng các giải pháp tốt nhất áp dụng cho từng lĩnh vực trong mỗi một quốc gia trên thế giới. Hiện các khuôn khổ khung chính sách hiệu quả nhất được coi là rất quan trọng nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính GHG toàn cầu cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội về năng lượng đáng tin cậy với giá cả phải chăng.

Các lựa chọn chính sách, sở thích của người tiêu dùng và công nghệ đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cung cầu năng lượng cũng như tác động của nó đến lượng khí phát thải CO₂.

Từ năm 2000 đến năm 2021, sự phát triển kinh tế ở các nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã chứng kiến ​​lượng khí phát thải CO₂ tăng lên khá đáng kể và chỉ được bù đắp một phần bằng mức giảm CO₂ ở các khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ.

Lượng khí phát thải CO2 liên quan đến năng lượng hàng năm trên toàn cầu có thể sẽ lập mức đỉnh trong thập kỷ này khi mà các quốc gia đang cố gắng cắt giảm cường độ khí phát thải CO₂ trong nền kinh tế của họ.

Việc chuyển đổi sang các nguồn điện lượng khí phát thải carbon thấp hơn (ví dụ: năng lượng tái tạo, hạt nhân và khí tự nhiên) cũng sẽ giúp làm giảm cường độ CO₂ của lĩnh vực điện lực được cung cấp vào năm 2050 là khoảng 65% so với mức của năm 2021.

Hiệu quả đạt được và việc sử dụng ngày càng nhiều năng lượng sử dụng lượng carbon thấp hơn cũng sẽ giúp làm giảm lượng khí phát thải CO₂ công nghiệp so với GDP vào khoảng 65% trong giai đoạn báo cáo triển vọng dự báo.

Lĩnh vực giao thông vận tải hiện chiếm khoảng 25% lượng khí phát thải CO₂ và tỷ lệ này có thể tăng một cách đáng kể vào năm 2050 bởi do việc mở rộng hoạt động lĩnh vực vận tải thương mại.

Lượng khí phát thải CO₂ đến từ phương tiện vận tải hạng nhẹ toàn cầu dự báo cũng ​​sẽ đạt mức đỉnh vào giữa những năm 2020 trước khi giảm khoảng 35% vào năm 2050 bởi do các phương tiện giao thông thông thường tiếp tục trở nên hiệu quả hơn và xe ô-tô điện EV chiếm một thị phần khá đáng kể.

Động lực chính làm gia tăng lượng khí phát thải CO₂ toàn cầu từ năm 2000 đến năm 2021 là việc tăng trưởng kinh tế GDP toàn cầu đã tăng lên mức khoảng 80%.

Tăng cường cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng (sử dụng năng lượng trên một đơn vị GDP) đã giúp làm chậm tốc độ gia tăng lượng khí phát thải CO₂, trong khi việc sử dụng năng lượng sản sinh cường độ CO₂ (của một loại nhiên liệu là số gam khí carbon dioxide CO₂ sản sinh khi dùng nhiên liệu này tạo ra 1 megajoule năng lượng) toàn cầu vẫn ở mức khá ổn định, cùng với việc việc sử dụng than đá ở một số nước không thuộc OECD ngày càng tăng sẽ bù đắp cho việc giảm khí phát thải CO₂ ở các nước OECD.

Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng hơn gấp đôi vào năm 2050 thì công nghệ đổi mới sáng tạo sẽ rất cần thiết để giảm thiểu lượng khí phát thải CO₂. Báo cáo triển vọng này cũng dự báo việc ​​sẽ cải thiện mang tính bền vững cường độ CO₂ (nhiều năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân, chuyển đổi từ than đá sang khí đốt, công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon) bên cạnh việc tăng tốc một cách có hiệu quả.

Vào năm 2050, việc giảm cường độ khí phát thải CO₂ và gia tăng hiệu quả như dự báo ​​sẽ góp phần làm giảm khoảng gần 65% cường độ carbon của nền kinh tế toàn cầu.

Báo cáo triển vọng toàn cầu này dự báo lượng khí thải CO₂ liên quan đến năng lượng vào năm 2050 sẽ đạt mức thấp hơn gần 25% so với mức năm 2021, khi đó, mức trung bình của các kịch bản có khả năng đạt dưới ngưỡng 2°C của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu Liên hợp quốc (IPCC) là một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra khi đưa ra yêu cầu phải cắt giảm khoảng 70% lượng khí thải CO₂ trên toàn cầu.

Giải pháp tăng cường điện khí hóa và năng lượng tái tạo chỉ có thể giải quyết một phần của vấn đề khí phát thải CO₂. Do đó, thế giới cần có các giải pháp phát thải carbon thấp hơn như nêu trong các Kịch bản giữ nhiệt độ trái đất nóng lên có khả năng dưới ngưỡng 2°C. Đối với tất cả các giải pháp phát thải carbon thấp hơn này thì thế giới cần phải tăng tốc trong quá trình triển khai thực hiện một cách rõ ràng hơn, trong đó, giải pháp tăng tốc lớn nhất mang tính cần bách, gấp tới 185 lần tốc độ triển khai thực hiện được quan sát nhận thấy gần đây-đó là công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon.

Bên cạnh đó, báo cáo triển vọng còn giả định sự tiến bộ liên tục về chi phí công nghệ đổi mới sáng tạo và hỗ trợ chính sách trong dự báo triển khai các giải pháp phát thải carbon thấp hơn. Do đó, việc giám sát vai trò triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đó sẽ cung cấp những chỉ dẫn rất hữu ích về tốc độ chuyển đổi năng lượng.

Giải pháp carbon thấp

Thời gian qua, việc phát triển một bộ công nghệ phát thải cacbon thấp hơn cho các lĩnh vực khó loại bỏ carbon đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng với nhiều lựa chọn cần thiết để đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Theo đó, nhiên liệu sinh học và nhiên liệu dựa trên hydrogen cũng như công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon là ba giải pháp rất quan trọng đem lại lượng carbon thấp hơn ngoài năng lượng gió và mặt trời. Vì vậy, tốc độ triển khai của từng công nghệ trên sẽ được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ về chính sách, quy định luật lệ và cải tiến công nghệ đổi mới sáng tạo cũng như phát triển cơ sở hạ tầng.

Thu hồi và lưu trữ carbon

Công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon là quá trình thu giữ lượng khí phát thải CO₂ ngay tại nguồn rồi bơm chúng vào các thành tạo địa chất sâu dưới lòng đất để lưu trữ một cách an toàn, bảo mật và lâu dài. Hiện tại, đây là một trong số ít công nghệ tiên tiến đã được chứng minh việc tự thu hồi và lưu trữ carbon hoặc kết hợp với sản xuất hydrogen để có thể tạo ra khí phát thải CO₂ từ các lĩnh vực có lượng khí phát thải carbon cao và khó loại bỏ carbon như sản xuất điện và các ngành công nghiệp nặng, bao gồm lĩnh vực sản xuất và hóa lọc dầu.

Sử dụng nhiên liệu dựa trên hydrogen

Hiện hydrogen carbon thấp sẽ là yếu tố chính thay thế nhiên liệu đốt lò truyền thống để loại bỏ carbon cho ngành công nghiệp. Hydrogen và nhiên liệu dựa trên hydrogen như amoniac cũng được kỳ vọng sẽ thâm nhập vào lĩnh vực vận tải thương mại khi công nghệ đổi mới sáng tạo được cải tiến nhằm cắt giảm chi phí và phát triển chính sách, quy định luật lệ để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết.

Tăng trưởng nhiên liệu sinh học trong lĩnh vực giao thông vận tải

Hiện nay, cùng với tiến trình điện khí hóa, nhiên liệu sinh học dự báo cũng ​​sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình loại bỏ carbon trong không gian giao thông vận tải, tăng hơn 4 lần kể từ năm 2021 đến năm 2050.

Trong khi đó, đối với ngành hàng không dân dụng nói riêng, nhiên liệu sinh học cũng được kỳ vọng sẽ trở thành nhiên liệu chuyển tiếp chính bởi vì các lựa chọn khác như pin-điện không khả thi trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ./.

Tuấn Hùng


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​