Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ cuối)
Để đạt được mục tiêu net-zero, hãng Shell sẽ cắt giảm lượng khí thải từ hoạt động của chính mình, thay đổi cách kết hợp các sản phẩm năng lượng bán cho khách hàng và phát triển các doanh nghiệp loại bỏ và giảm thiểu carbon mới.

Liên kết với Thỏa thuận Paris

Thỏa thuận Paris nhằm mục đích tăng cường ứng phó toàn cầu trước mối đe dọa của biến đổi khí hậu bằng cách “giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp và theo đuổi các nỗ lực nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5°C trên mức tiền công nghiệp”. Hãng Shell ủng hộ mục tiêu đầy tham vọng hơn của Thỏa thuận Paris, đó là hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỷ này ở mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp.

Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ cuối)

Tại đây không có tiêu chuẩn nào được thiết lập để điều chỉnh các mục tiêu và tham vọng loại bỏ carbon của nhà cung cấp năng lượng với mục tiêu nhiệt độ 1,5°C của Thỏa thuận Paris. Do nguyên nhân này nên hãng Shell đã xác định mục tiêu cắt giảm cường độ carbon ròng bằng cách sử dụng các kịch bản 1,5°C được phát triển cho Báo cáo đánh giá thứ sáu (AR6) của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Hãng Shell bắt đầu với bộ hoàn chỉnh các kịch bản 1,5°C, sau đó loại trừ các kịch bản quá phụ thuộc vào việc loại bỏ carbon hoặc sử dụng năng lượng sinh học trước khi loại bỏ các ngoại lệ. Sau đó, hãng Shell tính toán cường độ phát thải cho từng kịch bản tương đương với cường độ carbon ròng của chính mình. Cuối cùng, hãng Shell cũng đã thiết lập lộ trình 1,5°C dựa trên mức cắt giảm cường độ phát thải theo thời gian khi đã lựa chọn sử dụng một phạm vi thay vì bất kỳ kịch bản riêng lẻ nào để phản ánh tốt hơn tính không chắc chắn của quá trình chuyển đổi năng lượng. Hãng Shell kỳ vọng việc sử dụng lộ trình này để đặt ra các mục tiêu chứng tỏ chúng phù hợp với mục tiêu 1,5°C đầy tham vọng hơn của Thỏa thuận Paris.

Trở thành doanh nghiệp năng lượng net-zero vào năm 2050

Để đạt được mục tiêu net-zero, hãng Shell sẽ cắt giảm lượng khí thải từ hoạt động của chính mình, thay đổi cách kết hợp các sản phẩm năng lượng bán cho khách hàng và phát triển các doanh nghiệp loại bỏ và giảm thiểu carbon mới. Đồng thời, sẽ nỗ lực giúp thúc đẩy các yếu tố quan trọng cần thiết để thế giới đạt được mức net-zero.

Quy mô của quá trình chuyển đổi năng lượng đòi hỏi sự thay đổi cơ bản về cả cung và cầu. Điều này sẽ cần có các chính sách hỗ trợ của chính phủ các nước, tiến bộ công nghệ đổi mới sáng tạo và đầu tư của các doanh nghiệp trên tất cả các thành phần của nền kinh tế để đạt được mục tiêu. Hãng Shell còn ủng hộ các chính sách, luật pháp và quy định trong các lĩnh vực mà có thể hỗ trợ tốt nhất cho quá trình loại bỏ carbon của khách hàng, cắt giảm lượng khí thải của chính mình và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng. Để giúp kích thích nhu cầu, hãng Shell đang đầu tư vào việc mở rộng các giải pháp carbon thấp để chúng trở thành lựa chọn hợp lý cho khách hàng. Thông qua quan hệ đối tác với các công ty khởi nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, học thuật hàng đầu, hãng Shell cũng đang giúp phát triển các công nghệ của tương lai sẽ rất quan trọng để đạt được net-zero như thu hồi không khí trực tiếp, hydrogen tái tạo và các giải pháp lưu trữ nhiệt và năng lượng.

Kinh doanh đa năng lượng

Hiện vẫn còn sự không chắc chắn đáng kể về hình dạng của hệ thống năng lượng trong tương lai. Do đó, hãng Shell đang phát triển một danh mục đầu tư đa năng lượng có tính linh hoạt để ứng phó với tình trạng không chắc chắn, điều đó sẽ cho phép hãng Shell duy trì hoạt động kinh doanh thành công và đạt được lượng phát thải net-zero. Đến năm 2050, hãng Shell kỳ vọng các sản phẩm và giải pháp carbon thấp sẽ phát triển để trở thành một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bản hãng. Hiện những giải pháp này sẽ ở dạng nhiên liệu sinh học bền vững cũng như các sản phẩm tổng hợp lỏng, chẳng hạn như dầu hỏa tổng hợp cho lĩnh vực hàng không sẽ được tạo ra thông qua các công nghệ tiên tiến mới.

Đồng thời, hãng Shell cũng sẽ tập trung hoạt động kinh doanh dầu khí vào các dự án có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và lượng khí thải carbon thấp hơn cũng như kết hợp các dự án này với việc thu hồi và lưu trữ carbon để cắt giảm lượng khí thải hơn nữa. Ngoài việc bán năng lượng, một phần cốt lõi trong hoạt động kinh doanh trong tương lai của hãng Shell sẽ là giúp khách hàng loại bỏ carbon trong các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, bao gồm công nghệ thu hồi và lưu trữ cacbon hoặc bằng cách sử dụng carbon để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng carbon thấp như hydrogen. Mặc dù hành trình đạt tới mục tiêu net-zero sẽ có những thách thức đáng kể song nó cũng đem đến nhiều cơ hội. Thông qua những hành động đang thực hiện ngày hôm nay, hãng Shell đang định vị sẽ đem lại nhiều giá trị hơn với lượng khí thải ít hơn khi chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh năng lượng net-zero.

Một quá trình chuyển đổi công bằng

Quá trình chuyển đổi năng lượng của hãng Shell thành công không chỉ phụ thuộc vào đầu tư tài chính và tiến bộ công nghệ đổi mới sáng tạo mà còn cần phải là một quá trình chuyển đổi công bằng, nghĩa là phân bổ công bằng hơn các chi phí và lợi ích của quá trình chuyển đổi của thế giới sang hệ thống năng lượng không phát thải. Hãng Shell cũng mong muốn đóng góp vào quá trình chuyển đổi công bằng và toàn diện bằng cách tạo ra tác động tích cực về kinh tế-xã hội đối với cộng đồng, người lao động và khách hàng.

Theo Liên hợp quốc, hiện nay, khoảng 675 triệu người không được tiếp cận điện và 2,3 tỷ người không được tiếp cận với các cơ sở nấu ăn sạch. Hãng Shell đã cam kết chi 200 triệu USD như một phần của sáng kiến rộng lớn hơn nhằm giúp mọi người tiếp cận năng lượng trong thời gian ngắn và trung hạn. Sáng kiến này nhằm mục đích trợ giúp hàng triệu người trong các cộng đồng chưa được phục vụ đầy đủ ở khu vực sa mạc cận Sahara (châu Phi), CH Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á được tiếp cận với điện và cải thiện điều kiện nấu nướng.

Kỹ năng cho tương lai

Khi ngày càng có nhiều việc làm được tạo ra trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, điều quan trọng là phải cung cấp cho người lao động cơ hội học hỏi các kỹ năng mới. Điều này đòi hỏi sự đối thoại và hợp tác mạnh mẽ giữa chính phủ các nước, doanh nghiệp và lực lượng lao động. Hãng Shell hướng tới mục tiêu giúp 15.000 người ở Vương quốc Anh có công ăn việc làm mới với trọng tâm là chuyển đổi năng lượng (2035). Hãng Shell, cùng với các đối tác của mình, đang hỗ trợ thành lập hai trung tâm kỹ năng chuyển đổi năng lượng ở Scotland và ở xứ Wales. Hiện các cơ sở này dự kiến sẽ khai trương vào các năm 2024 và 2025 nhằm mục đích cung cấp cho mọi người những kỹ năng cho tương lai, chẳng hạn như bảo trì turbin gió và lắp đặt máy bơm nhiệt.

Cơ hội bình đẳng

Bình đẳng về cơ hội cho các nhóm vốn có truyền thống ít được đại diện trong lĩnh vực năng lượng là một yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi công bằng. Hãng Shell đặt tham vọng trở thành một trong những tổ chức đa dạng và hòa nhập nhất trên thế giới. Điều này được đưa vào chiến lược công ty của hãng Shell và áp dụng cho tất cả các bộ phận kinh doanh.

Cộng đồng

Tại Công viên năng lượng mặt trời và gió Pottendijk (CH Hà Lan) khánh thành (2023), hãng Shell hiện đang chia sẻ số lợi nhuận thu được từ năng lượng tái tạo. Trong 16 năm tới, hãng Shell dự kiến sẽ chi khoảng 2 triệu USD vào quỹ cộng đồng mà Chính quyền thành phố Emmen sẽ sử dụng. Tại Nigeria, Công ty đầu tư All On do hãng Shell tài trợ đã đồng ý đầu tư 11 triệu USD vào 25 dự án lưới điện mini trên khắp đất nước.

Nhân quyền, chính phủ và lĩnh vực công nghiệp

Tôn trọng nhân quyền là một yếu tố thiết yếu của quá trình chuyển đổi công bằng. Hãng Shell cam kết tôn trọng nhân quyền, như được quy định trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc và Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc của người lao động.

Quản trị khí hậu

Khuôn khổ quản trị của hãng Shell được thiết kế để thực hiện hiệu quả các tham vọng và mục tiêu chuyển đổi năng lượng trong chiến lược tiến bộ năng lượng nhằm tìm cách đem lại nhiều giá trị hơn với lượng khí thải ít hơn. Hội đồng Quản trị của hãng Shell xem xét chiến lược chuyển đổi năng lượng theo định kỳ và giám sát việc thực hiện cũng như phân phối chiến lược đó. Năm 2023, Hội đồng Quản trị đã xem xét các vấn đề liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu trong suốt cả năm, bao gồm đánh giá các rủi ro liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu và tính hiệu quả của các hoạt động quản lý rủi ro tương ứng. Đồng thời cũng thông qua các kế hoạch kinh doanh, bao gồm việc xem xét các khoản chi tiêu vốn đầu tư lớn, mua lại và thoái vốn.

Khung quản lý carbon (Carbon management framework-CMF)

Hãng Shell sử dụng một số quy trình trong toàn tổ chức của mình để đảm bảo đội ngũ quản lý có thể giám sát và quản lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc thực hiện các mục tiêu carbon của bản hãng. Các quy trình này được hỗ trợ bởi sự kết hợp của các tiêu chuẩn quản lý carbon tại các dự án, diễn đàn tăng trưởng kinh doanh nơi đưa ra các quyết định về danh mục đầu tư và các chương trình phát triển năng lực. Để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu carbon trong chu kỳ kế hoạch hoạt động năm 2023, các mục tiêu về cắt giảm cường độ carbon ròng của hãng Shell đã được chuyển thành ngân sách phát thải ròng tuyệt đối cho mỗi doanh nghiệp. Điều này cho phép đánh đổi trong phạm vi ngân sách đó giữa việc phát thải carbon và tạo ra giá trị cho các cổ đông. Hãng Shell cũng sử dụng số liệu về carbon (lợi nhuận trên mỗi đơn vị carbon thải ra) khi đưa ra quyết định so sánh các cơ hội tăng trưởng khác nhau với nhau./.

Link nguồn:

https://www.developmentaid.org/api/frontend/cms/file/2024/03/shell-energy-transition-strategy-2024.pdf

Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ V)

Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ IV)

 Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ III)

Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ I)

Tuấn Hùng

DevelopmentAid


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​