Bird & Bird LLP là một công ty luật quốc tế kết hợp chuyên môn pháp lý đặc biệt với kiến thức chuyên ngành sâu và suy nghĩ sáng tạo mới mẻ với hơn 1400 luật sư tại 32 quốc gia trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Châu Á-Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các công ty ở những nơi khác trên thế giới.
Nhóm nghiên cứu năng lượng và tiện ích của Bird & Bird gồm hơn 250 luật sư trải khắp mạng lưới tư vấn về các vấn đề năng lượng và tiện ích trên tất cả các khu vực thực hành. Đây là một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế với cách tiếp cận theo từng lĩnh vực theo các nhóm nhỏ tập trung xung quanh các khía cạnh cụ thể của lĩnh vực năng lượng và tiện ích.
Giới thiệu
Đây là ấn bản thứ hai trong báo cáo “Triển vọng năng lượng” của Bird & Bird, nơi nhóm năng lượng và tiện ích toàn cầu dự báo những phát triển quan trọng trên các lĩnh vực then chốt của ngành lĩnh vực này, đồng thời đưa ra sự quan sát, nhận định có giá trị đối với thị trường năng lượng trong năm 2024.
Hiện lĩnh vực năng lượng và tiện ích đang thay đổi nhanh chóng khi chính phủ các nước và khu vực tư nhân tiếp tục bám bắt theo kịp nhu cầu của quá trình chuyển đổi sang hệ thống cắt giảm phát thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2050. Sau khi những quan ngại xung quanh một cuộc khủng hoảng giá cả xăng dầu lắng xuống thì đã có một sự thay đổi tích cực trở lại đến quá trình chuyển đổi năng lượng theo hướng các chiến lược chuyển đổi năng lượng phải cân bằng các quyết định và hành động để đạt được mục tiêu phát thải CO₂ ròng bằng 0 với các ưu tiên khác bao gồm an ninh năng lượng và khả năng chi trả. Các thỏa thuận đạt được tại Hội nghị COP28 vừa qua tại UAE đã đưa ra tín hiệu chuyển đổi năng lượng tích cực bao gồm cam kết tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo vào năm 2030 và tăng gấp đôi tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trung bình hàng năm cải tiến, đây là tất cả các yếu tố chính để đạt được phát thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2050.
Triển vọng năng lượng năm 2024 tập hợp nghiên cứu các chủ đề quan trọng khắp hệ thống năng lượng toàn cầu. Điều rõ ràng là Bird & Bird nhận thấy việc tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng về năng lượng sạch với nhiều dòng tiền tài chính đổ vào năng lượng mặt trời và gió trên bờ được cho là không đắt đỏ nhất các dạng năng lượng mới trong hầu hết mọi hoàn cảnh, tình hình. Do vậy, Bird & Bird đã điểm lại những nét nổi bật hiện tại là sự cần thiết nhằm ngăn chặn tắc nghẽn đối với mức tăng trưởng công suất trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, trong đó tập trung mạnh vào việc loại bỏ sự tắc nghẽn trong lưu trữ, xe điện và mạng lưới điện cũng như sự tích hợp lớn hơn của các dự án năng lượng tái tạo trên. Điều này được phản ánh đặc biệt trong nhiều chính sách gần đây, chẳng hạn như các quy định mới của EU: “Kế hoạch hành động về mạng lưới điện-action plan for grids”, “Quy định về hệ thống truyền tải điện xuyên Châu Âu - regulation on trans-European networks for energy (TEN-E)” và “Khuyến nghị về lưu trữ năng lượng-recommendations on energy storage”.
Một yếu tố thúc đẩy việc ban hành những quy định mới trên là việc số hóa năng lượng cùng với các đạo luật Dữ liệu và AI của EU đều trở thành cột mốc quy định quan trọng gần đây sẽ có tác động cụ thể trong năm nay. Trí tuệ nhân tạo AI là một sự đột phá về công nghệ của năm 2023, có tiềm năng đáng kinh ngạc trong toàn ngành lĩnh vực năng lượng và Bird & Bird kỳ vọng AI sẽ được sử dụng ngày càng nhiều hơn để dự báo các nguồn cung và cầu về dầu, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả cũng như cắt giảm lượng khí thải CO₂. AI trong ngành lĩnh vực dầu khí đang giúp cách mạng hóa ngành công nghiệp này, đặc biệt là từ vấn đề an toàn và quan điểm tuân thủ thực thi. Bird & Bird cũng nhận thấy nhiều mô hình quản lý năng lượng sáng tạo hơn sắp ra mắt thị trường, chẳng hạn như sự trỗi dậy của các mô hình năng lượng dưới dạng dịch vụ với minh chứng là các biện pháp khá hiệu quả đã nhận được trợ cấp thêm từ phía các Chính phủ Úc, Latvia và Singapore. Bird & Bird cũng đã chứng kiến sự tiến bộ rõ rệt về mảng hydrogen với việc lần đầu tiên các vòng phân bổ nguồn lực tài chính được tiến hành ở EU và Vương quốc Anh, và còn nhiều vòng phân bổ hơn nữa đã được lên kế hoạch thực hiện trong năm 2024. Bird & Bird cũng đặt kỳ vọng sẽ nhận thấy sự tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp các dự án và thúc đẩy giá trị trong chuỗi cung ứng. Hiện cũng đã có sự tập trung thực sự vào các khoáng sản quan trọng trong lĩnh vực khai thác gần đây và việc đảm bảo nguồn cung này sẽ vẫn ở mức độ cao trong chương trình nghị sự cùng với những nỗ lực bền vững trong quá trình tái chế vật liệu, công khai minh bạch về lượng khí thải CO₂ và sử dụng hydrogen.
Đổi mới sáng tạo vẫn luôn là chủ đề trọng tâm trong việc đạt được các mục tiêu chuyển đổi năng lượng toàn cầu, trong đó bao gồm việc tạo ra các cấu trúc hợp tác mới, mua sắm các giải pháp mới và tháo gỡ các rào cản đối với các giao dịch không khả thi trước đây.
1/ Năng lượng tái tạo
Bird & Bird dự báo cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ có thể tiếp tục để thúc đẩy động lực cho năng lượng tái tạo năng lượng trong suốt năm 2024 khi mà các nước đang hướng tới việc tăng cường an ninh năng lượng và chạy đua đáp ứng các mục tiêu đầy tham vọng về khí thải CO₂ bằng 0 (net-zero).
Nỗ lực tháo gỡ những nút thắt cho tăng trưởng năng lượng tái tạo
Tại Hội nghị COP28 ở Dubai (UAE) vừa qua, chính phủ các nước trên toàn cầu đã cùng nhau khởi động các sáng kiến mới tăng cường sản xuất năng lượng sạch nhiều hơn nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu. Nhân sự kiện này, đã có hơn 120 quốc gia đã tham gia sáng kiến Cam kết về hiệu quả năng lượng và tái tạo toàn cầu COP28 (global renewables and energy efficiency pledge) một cách hiệu quả nhằm tăng gấp ba lần sản lượng năng lượng tái tạo của thế giới với công suất đạt ít nhất 11.000 gigawatt vào năm 2030. Trong khi năng lượng mặt trời và gió hiện là nguồn sản xuất năng lượng mới rẻ nhất ở hầu hết các quốc gia song điều này sẽ đòi hỏi một sự gia tăng lớn từ những gì đã đạt được vào thời điểm trên. Theo dự tính thì phải mất ít nhất 12 năm mới đạt được mức tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo gần đây nhất, và mục tiêu này cần phải đạt được trong khoảng bảy năm. Cam kết nêu trên cũng thừa nhận có hai điểm nghẽn lớn trong chính sách mà các nhà sản xuất đang cố gắng tháo gỡ: Các quy định luật lệ cho phép có thể trì hoãn việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng liên quan trong nhiều năm và nhu cầu mở rộng và số hóa hệ thống năng lượng, cải thiện sự tích hợp năng lượng tái tạo và tăng tốc kết nối mạng lưới điện.
Sau khi nêu ra Kế hoạch hành động về mạng lưới điện của EU, Bird & Bird kỳ vọng nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể trong quy hoạch, đầu tư và thực hiện cải tiến mạng lưới điện trong những năm tới song hành cùng với thực hiện hành động tại tất cả các nước thành viên EU. Bird & Bird cũng kỳ vọng sẽ nhận thấy sự gia tăng trong chính sách được hoạch định nhằm giảm bớt các vấn đề về cấp phép, chẳng hạn như dự án “tạm dịch: Xây dựng lại (cơ sở hạ tầng) Vương quốc Anh -getting great britain building again” các văn bản chính sách với một loạt các cải cách ngắn hạn và dài hạn được thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phê duyệt năng lượng tái tạo năng lượng và các dự án cơ sở hạ tầng carbon thấp khác.
Ngoài ra, với việc giá cả tiếp tục sụt giảm và vấn đề chuỗi cung ứng được giảm bớt, Bird & Bird còn kỳ vọng sẽ nhận thấy sự gia tăng trong việc tiếp tục triển khai năng lượng mặt trời và gió trên toàn cầu khi mà các quốc gia cố gắng đáp ứng mục tiêu Hội nghị COP28 khá khó khăn song có thể đạt được mục tiêu này.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng mặt trời
Đúng như Bird & Bird đưa ra dự báo vào đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng mặt trời trong việc bổ sung công suất vẫn tiếp tục diễn ra và hiện nó vẫn đang có mức tăng trưởng nguồn điện nhanh nhất trên toàn cầu. Quy mô tiện ích năng lượng mặt trời là phương án lựa chọn hợp lý nhất về phát điện mới ở hầu hết các nước trên thế giới.
Ở Châu Âu, việc bổ sung công suất điện mặt trời vào năm 2022 đã tương ứng với dự báo tháng 10/2023 khi sản lượng bổ sung năng lượng mặt trời mới dự kiến sẽ tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, ước vượt công suất 58 GW tấm pin mặt trời mới vào cuối năm 2023 với các thị trường chính bao gồm CHLB Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Hà Lan. Sự tăng trưởng công suất tấm pin mặt trời được thúc đẩy bởi sự gia tăng lắp đặt hệ thống tấm pin mặt trời trên mái nhà tức là mô-đun quang điện mặt trời đó dự kiến sẽ chiếm 70% tổng số lắp đặt mới năng lượng mặt trời trên khắp Châu Âu. Một năm sau khi ra mắt kế hoạch thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của CHLB Nga (RePowerEU), những số liệu trên cho thấy nó đã được chứng minh là sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và Bird & Bird kỳ vọng sẽ nhận thấy nhiều hơn những tác động này trong năm 2024.
Việc bùng nổ các dự án lắp đặt điện mặt trời cao mức kỷ lục đang trở thành tiêu chuẩn hình mẫu ở nhiều khu vực, và trong năm 2024 cũng không phải là ngoại lệ được thúc đẩy khi mà giá mô-đun năng lượng mặt trời sụt giảm. Sự tăng trưởng liên tục về sức hấp dẫn kinh tế của mô-đun quang điện mặt trời PV tức tấm pin mặt trời, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng và sự hỗ trợ chính sách ngày càng gia tăng dự kiến sẽ đẩy nhanh hơn nữa tăng trưởng công suất trong những năm tới.
Đây là điều khá đặc biệt đúng với việc ở Trung Quốc, nơi mà Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về năng lượng tái tạo đưa ra các mục tiêu đầy tham vọng để triển khai; đạo luật Giảm thiểu lạm phát của Hoa Kỳ cũng đã đưa ra các nguồn tài trợ mới một cách hào phóng dành cho năng lượng mặt trời. Tại EU, nơi ban hành chính sách mới và các mục tiêu được đề xuất trong Kế hoạch REPowerEU được coi là một tài liệu văn bản bổ sung của Thỏa thuận xanh về quy hoạch công nghiệp đều là những động lực chính. Tại Ấn Độ, nơi đặt ra mục tiêu mới về tăng công suất bổ sung năng lượng mặt trời lên 40 GW hàng năm, điều này dự kiến sẽ đem lại kết quả tăng tốc về năng lượng tái tạo hơn nữa trong thời gian tới. Do đó, Bird & Bird kỳ vọng sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng mặt trời trên toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, trong năm 2024, điều này sẽ cần phải đi kèm với các chính sách và các quy tắc thị trường để hỗ trợ cơ sở hạ tầng mạng lưới điện và tăng tính linh hoạt trong đầu tư vốn tài chính.
Sự tăng trưởng đáng kể của PPA doanh nghiệp
Thời gian qua đã ghi nhận có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng hợp đồng mua bán điện doanh nghiệp (power purchase agreement-PPA) thông qua các thỏa thuận được ký kết trong nhiều ngành lĩnh vực công nghiệp trên toàn cầu mỗi năm, trong đó, tổng công suất 30,9GW các giao dịch năng lượng sạch qua PPA doanh nghiệp là ở Châu Âu tính đến tháng 10/2023. Xu hướng hướng tới PPA doanh nghiệp đã được thúc đẩy bởi: (1) Các mục tiêu về tính bền vững toàn cầu, loại bỏ carbon và lượng khí thải CO₂ ròng bằng 0. (2) An ninh năng lượng và biến đổi khí hậu. (3) Lợi ích khi trực tiếp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đa dạng hóa nguồn cung, khuyến khích phát triển kinh tế và mục tiêu xây dựng hình ảnh niềm tin). (4) Giá năng lượng tăng liên tục và sự kỳ vọng về sự chắc chắn của giá giao dịch. (5) Sự cần thiết đạt được các thỏa thuận linh hoạt và phù hợp nhu cầu thương mại và tài chính của các tập đoàn và hệ thống máy phát điện.
Những người chơi nổi bật nhất trong thị trường PPA doanh nghiệp toàn cầu là những người có mức tiêu thụ năng lượng cao, đó là các công ty công nghệ và chủ sở hữu trung tâm dữ liệu, tiếp đến là viễn thông, công nghệ thông tin và công nghiệp nặng. Mức đóng góp PPA doanh nghiệp cho thị trường trong các lĩnh vực khác như vận tải, ô tô và bán lẻ hiện hiện cũng đang tăng lên.
Trong khi Hoa Kỳ tiếp tục đứng đầu thị trường PPA doanh nghiệp toàn cầu, đứng sau là Châu Âu mà dẫn đầu là Tây Ban Nha và các nước Bắc Âu, nơi chủ yếu sử dụng năng lượng mặt trời và gió. Các nguồn năng lượng phổ biến khác bao gồm sản xuất hydrogen xanh thông qua các PPA năng lượng gió ở CHLB Đức và các PPA năng lượng địa nhiệt ở Hoa Kỳ, Iceland và New Zealand.
Bird & Bird kỳ vọng hoạt động PPA doanh nghiệp toàn cầu sẽ tiếp tục tăng vào năm 2024 trong bối cảnh cải cách đổi mới thị trường năng lượng toàn cầu, các mục tiêu bền vững và loại bỏ carbon. Trên thực tế, khối lượng PPA kỷ lục có thể sẽ được ký kết trong năm 2024 do ngày càng có nhiều công ty trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng tìm kiếm các PPA dài hạn.
Ứng dụng các công nghệ mới nổi
Năm vừa qua cũng đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về nhận thức và sử dụng AI tạo sinh. Trong năng lượng tái tạo, việc sử dụng AI tạo sinh có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị về nguồn tài nguyên gió và mặt trời, dự báo thế hệ năng lượng, mô hình nhu cầu và những dự đoán then chốt về giá bán buôn để tăng cường năng lượng tái tạo tích hợp và quản lý điều hành. Thông qua phương cách phân tích dữ liệu và mô phỏng một số lượng lớn các cấu hình khác nhau, AI tạo sinh cũng có thể tạo ra những quyết định sáng suốt hơn về việc lập kế hoạch và phát triển tương lai dự án. Hơn nữa, AI tạo sinh còn có thể giúp dự đoán và ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn thiết bị hỏng hóc trục trặc, giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và đảm bảo tối ưu hiệu suất mạng, giúp giảm chi phí vận hành và cải thiện độ tin cậy.
Tóm lại, những trường hợp sử dụng AI tạo sinh trên đã đem lại tiềm năng to lớn cho ngành năng lượng tái tạo để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh sòng phẳng và tiết kiệm chi phí. Bird & Bird mong đợi một làn sóng giải pháp AI tạo sinh mới sớm gia nhập thị trường và tăng trưởng trong việc ứng dụng chúng trong những năm tới đây.
Mặc dù có tiềm năng to lớn nhưng những ứng dụng đầy hứa hẹn của AI tạo sinh cũng xuất hiện với một số thách thức về an ninh mạng, quy định và nhận thức đầy đủ về mặt dữ liệu. Bird & Bird ngày càng nhận thấy các công ty nắm bắt được những vấn đề này và kỳ vọng đây sẽ là lĩnh vực được đặc biệt chú trọng trong năm 2024.
2/ Số hóa năng lượng
Ngành năng lượng toàn cầu hiện đang có những cách thay đổi sâu sắc và lâu dài như chuyển đổi kỹ thuật số mang lại rất nhiều lợi ích những cơ hội và những thách thức. Việc tăng cường số hóa sẽ đẩy nhanh hơn nữa sự thay đổi trong một ngành lĩnh vực đã được chuyển đổi.
Tác động của đạo luật dữ liệu mới của EU là gì?
Liên minh châu Âu (EU) đang thực hiện một cột mốc quan trọng khác trong Chiến lược kỹ thuật số Châu Âu khi ban hành đạo luật dữ liệu EU do được Nghị viện (European Parliament) và Hội đồng Châu Âu (European Council) thông qua vào ngày 27/11/2023, bao gồm các điều khoản để trích xuất dữ liệu từ các thiết bị được kết nối sẵn có hơn. Một lượng lớn dữ liệu được đã được tạo ra trong quá trình phát điện, truyền tải điện, triển khai và sử dụng năng lượng. Đạo luật dữ liệu mới của EU cũng đã mở ra tiềm năng mới cho việc chia sẻ và sử dụng dữ liệu trong lĩnh vực năng lượng và có khả năng đặt ra các nghi vấn xung quanh việc thiết kế sản phẩm cũng như các cơ hội dành cho các mô hình kinh doanh mới và dịch vụ quản lý năng lượng.
Lộ trình số hóa của Vương quốc Anh
Chiến lược số hóa năng lượng của Vương quốc Anh cũng tìm cách làm cho hệ thống năng lượng hiển thị rõ ràng hơn và dữ liệu hệ thống dễ dàng được chia sẻ hơn. Về việc chia sẻ dữ liệu liên quan đến năng lượng, Cơ quan quản lý thị trường và năng lượng của Vương quốc Anh Ofgem đã nêu đề xuất sẽ lấy ý kiến đóng góp cung cấp thông tin và bằng chứng vào tháng 4/2024, sau đó sẽ tổ chức cuộc tư vấn và hội thảo tiếp theo mà Ofgem ước tính quy trình sẽ kéo dài từ 12 đến 18 tháng để xây dựng lộ trình và chia sẻ dữ liệu kỹ thuật số cơ sở hạ tầng. Trước đó, vào tháng 3/2023, Bộ An ninh năng lượng và Net Zero (DESNZ), đã công bố thông tin chi tiết về kết quả sáu tháng nghiên cứu khả thi để đánh giá tính khả thi của khái niệm công nghệ “trụ cột kỹ thuật số” cho hệ thống năng lượng của Vương quốc Anh.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực năng lượng
Hiện có rất nhiều trường hợp sử dụng AI trong toàn bộ chuỗi giá trị năng lượng ví như dự báo chuỗi thời gian, phân tích thị trường, tối ưu hóa lựa chọn giá thầu, phát hiện sự cố bất thường, ngăn ngừa sai sót, nhận dạng mẫu tiêu thụ và nhiều hơn thế nữa. Ofgem đã ước tính chỉ riêng nhà điều hành hệ thống năng lượng ở Vương quốc Anh đã có 110 trường hợp phải sử dụng AI. Riêng với AI sáng tạo thì đang ở trong thời kỳ “cường điệu” nhất, và Nghị viện Châu Âu đã đạt được thỏa thuận chính trị về thông qua đạo luật AI của EU (12/2023), trong đó đã chấp nhận việc AI sẽ là công cụ hỗ trợ công nghệ quan trọng cho các công ty năng lượng. Vì vậy, các công ty năng lượng đã đổ dòng tiền đầu tư lớn vào việc ứng dụng các giải pháp AI. Mới đây, Global Data đã đưa ra dự báo việc sử dụng AI trong lĩnh vực năng lượng sẽ đạt giá trị 909 tỷ USD (2030).
Chỉ thị năng lượng tái tạo III và ý nghĩa
Thừa nhận nhu cầu trong việc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch, Chỉ thị về năng lượng tái tạo của EU được sửa đổi vào năm 2023 đã thiết lập mục tiêu năng lượng tái tạo ràng buộc mới cho EU là 42,5%. Các nước thành viên EU giờ đây sẽ phải phụ thuộc vào nghĩa vụ liên quan đến số hóa ba nguồn năng lượng mới: (1) công bố số liệu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hàm lượng cung cấp điện; (2) tiềm năng đáp ứng nhu cầu; (3) dữ liệu khác nhau liên quan đến xe điện và pin của chúng.
Áp dụng công nghệ với tốc độ nhanh chóng: Sử dụng các thiết bị được kết nối, đồng hồ đo điện thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác trong lĩnh vực năng lượng tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Chính phủ Vương quốc Anh ước tính rằng về mặt kỹ thuật hiện nay có thể kết nối đồng hồ đo điện thông minh với màn hình trong nhà với tỷ lệ 96,5% số hộ gia đình và số lượng đồng hồ đo điện thông minh trên toàn thế giới ước tính sẽ đạt hơn 25 tỷ chiếc (2030). Tương tự như vậy, có hơn 320 triệu cảm biến phân phối đã được triển khai tích hợp với hệ thống mạng lưới điện. Với sự gia tăng điện khí hóa các loại phương tiện và xe tự hành, xe điện được dự báo sẽ chiếm một nửa doanh số bán xe ô-tô toàn cầu (2035).
Nhóm chuyên gia năng lượng thông minh của Ủy ban Châu Âu: Kế hoạch hành động năm 2022 của EU nhằm số hóa hệ thống năng lượng đã đề xuất thành lập nhóm chuyên gia năng lượng thông minh chính thức được EC thông qua vào tháng 9/2023 với nhiệm vụ hỗ trợ EC về chuyển đổi kỹ thuật số của hệ thống năng lượng, đồng thời kêu gọi các bên tham gia ứng dụng đã trở thành thành viên của nhóm năng lượng thông minh trực thuộc EC sẽ kết thúc đăng ký vào tháng 11/2023.
Hiện có 3 tiểu nhóm đã được thành lập thuộc nhóm năng lượng thông minh trên là: (1) “Dữ liệu năng lượng” tập trung vào việc đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc truy cập và chia sẻ dữ liệu liên quan đến năng lượng; (2) “Trao quyền và bảo vệ người tiêu dùng” tìm hiểu, khai phá những phương cách mà người tiêu dùng có thể hưởng lợi từ dịch vụ năng lượng thông minh và (3) “An ninh mạng” tập trung cung cấp an ninh mạng và đưa ra các khuyến nghị liên quan và đánh giá tác động của các chính sách pháp luật mới liên quan đến an ninh mạng.
Đạo luật mới của CHLB Đức về các trung tâm dữ liệu “xanh”: Sau khi sửa đổi Tiếp theo việc sửa đổi, bổ sung Chỉ thị về hiệu quả năng lượng (9/2023), đạo luật Hiệu quả năng lượng mới của EU đã được ban hành và triển khai thực hiện tại CHLB Đức (11/2023). Theo đó, đạo luật này yêu cầu cơ quan công quyền và các cơ quan thực hiện tiết kiệm năng lượng 2% mỗi năm và các công ty phải giảm thiểu lượng khí thải CO₂ và tái sử dụng nhiệt thải.
Trong khi đó, các nhà khai thác trung tâm dữ liệu cũng có nhu cầu cao về hiệu quả năng lượng, ví dụ: Các trung tâm dữ liệu tập trung vào hiệu quả thường đạt được giá trị PUE (power usage effectiveness) từ 1,2 trở xuống (PUE là tỷ lệ giữa tổng lượng điện năng được sử dụng bởi một cơ sở trung tâm dữ liệu máy tính với lượng điện năng cung cấp cho thiết bị máy tính) đối với các trung tâm dữ liệu được xây dựng mới; cung cấp dữ liệu tiêu thụ năng lượng nhất định hàng năm trong sổ đăng ký công; và tìm nguồn cung cấp năng lượng vật lý/trực tuyến từ năng lượng tái tạo đạt ít nhất 100% vào năm 2026. Các quốc gia thành viên EU khác có thể sử dụng đạo luật mới trên của CHLB Đức làm hình mẫu thực hiện Chỉ thị sửa đổi, bổ sung về hiệu quả năng lượng cho quốc gia của họ.