Tác phẩm dự thi “Tự hào Petrovietnam”:

VPI khai phá tương lai bằng sức mạnh số hóa, Nguyễn Thị Thảo Nguyên (VPI)
Tác phẩm dự thi Cuộc thi sáng tác video, clip “Tự hào Petrovietnam” của tác giả Nguyễn Thị Thảo Nguyên thuộc Viện Dầu khí Việt Nam (VPI).

 

Tham gia bình chọn cho video 27-NTTN-CN-02 của tác giả Nguyễn Thị Thảo Nguyên tại Fanpage PetroTimes

Khi thế giới bước vào kỷ nguyên số, Viện Dầu Khí Việt Nam không chỉ theo kịp mà còn dẫn đầu, khai phá tương lai bằng sức mạnh của chuyển đổi số. VPI đã biến chuyển đổi số thành công cụ mạnh mẽ, để phá vỡ ranh giới của khả năng, mở ra những chân trời mới trong nghiên cứu, khai thác và sản xuất. Qua đó, Viện không chỉ thích ứng với thời đại số hoá toàn cầu mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững và đột phá trong ngành dầu khí Việt Nam.

Trong kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp 4.0, tại Viện Dầu Khí Việt Nam (VPI), chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng chuyển đổi số, đặc biệt là việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), đã trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp dầu khí. Chúng tôi không chỉ đón nhận xu hướng này mà còn tiên phong trong việc kiến tạo một nền văn hóa số tiên tiến, đặt AI vào vị trí trung tâm của mọi hoạt động.

Tại Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), chúng tôi đang đẩy mạnh chuyển đổi số và tích cực tích hợp các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) cùng các thuật toán học máy (Machine Learning) vào cốt lõi của mọi quy trình hoạt động. Từ phân tích dữ liệu địa chất phức tạp, tối ưu hóa quy trình khoan và khai thác, đến dự báo bảo trì và quản lý rủi ro, AI đã trở thành công cụ không thể thiếu, góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành dầu khí.

Triển khai Nghị quyết số 184-NQ/ĐU ngày 15/2/2022 về thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, VPI đã chủ động xây dựng và triển khai Nghị quyết về việc ứng dụng AI vào hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, hướng tới mô hình “Nhà máy sản xuất AI” (AI factory). Nghị quyết này thể hiện cam kết của Viện Dầu khí trong việc tiên phong ứng dụng và tạo ra các giải pháp AI phục vụ cho ngành Dầu khí Việt Nam.

Với việc phát triển các thuật toán AI phân tích dữ liệu địa chấn, xây dựng bản sao số cho các mỏ dầu khí, VPI đã nâng cao hiệu quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tối ưu hóa chuỗi giá trị, năng lượng.

Ngoài ra, Viện Dầu khí đang thử nghiệm mô hình Venture Studio, ươm mầm các dự án khởi nghiệp từ công nghệ và tri thức của VPI, hướng tới thương mại hóa các sản phẩm số và vật lý. Các dự án điển hình như UMit với vật liệu nano carbon và AIWorks trong lĩnh vực ứng dụng AI vào ngành dầu khí.

Bên cạnh đó, VPI đã và đang phát triển hệ sinh thái Oilgas chấm AI, giúp tổng hợp, phân tích dữ liệu chuyên sâu về thị trường, giá cả, cung - cầu, và cơ sở hạ tầng trong thời gian thực. Các công cụ AI này hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa hoạt động khai thác và chế biến dầu khí, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành năng lượng Việt Nam.

Bằng cách kết hợp chuyên môn của con người với sức mạnh của AI, VPI đang mở ra những chân trời mới trong nghiên cứu và phát triển. Chúng tôi đang xây dựng một đội ngũ nhân sự có kỹ năng số vượt trội, không chỉ thành thạo trong việc sử dụng mà còn có khả năng phát triển và cải tiến các ứng dụng AI phù hợp với nhu cầu đặc thù của ngành.

Thông qua việc đi đầu trong áp dụng AI và các công nghệ số tiên tiến, Viện Dầu khí không chỉ nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên trường quốc tế mà còn đóng góp vào việc định hình tương lai của ngành dầu khí Việt Nam. Chúng tôi hướng tới xây dựng một nền công nghiệp dầu khí thông minh, hiệu quả và bền vững hơn, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và cơ hội của tương lai.

Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Nguyên


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​