Xu hướng toàn cầu chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và công bằng (Kỳ II)
01:00 |
04/08/2024
Lượt xem:
1644
Nhằm đáp ứng Thỏa thuận Paris, bản báo cáo đánh giá toàn cầu (Global Stock Take-GST) nhận thấy hệ thống tài chính, bao gồm cả cấu trúc và quy trình của nó, cũng cần phải được chuyển đổi.
Khi mà các quốc gia trên thế giới bắt đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, hiện đã xuất hiện những cơ hội rõ ràng để chuyển từ các biện pháp kích thích ngắn hạn sang các biện pháp cơ cấu sâu sắc hơn nhằm xanh hóa và chuyển đổi hệ thống tài chính của các quốc gia, đồng thời lời kêu gọi toàn cầu về cải cách toàn bộ hệ thống cho vay đa phương đã có động lực tập hợp lại. Trong khi các hệ thống tài chính đang trở nên cảnh giác hơn trước rủi ro về tác động của biến đổi khí hậu và định giá carbon, cấu trúc tài chính toàn cầu vẫn bị chi phối bởi các quốc gia có thu nhập cao và hướng tới hỗ trợ việc kiểm soát viêc tăng trưởng cường độ carbon là thước đo mức độ của điện sạch được tạo ra bởi nhiên liệu hóa thạch sẽ thải ra nhiều lượng khí thải carbon hơn.
Ảnh minh họa
Cải cách hệ thống tài chính đa phương chiếm vũ đài trung tâm: Để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công chồng chất, tác động của biến đổi khí hậu, đại dịch và an ninh năng lượng, áp lực cải cách cấu trúc tài chính toàn cầu hiện ngày càng gia tăng, trong đó bao gồm cải cách thế giới tài chính phát triển được gọi là Sáng kiến Bridgetown cũng như việc đưa sáng kiến này ra tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi đầu tiên ở Nairobi (9/2023, CH Kenya).
Hiện đề xuất trên đang được so sánh với Kế hoạch Marshall năm 1948 khi mà Hoa Kỳ cung cấp hơn 13 tỷ USD viện trợ nước ngoài để giúp Tây Âu phục hồi sau Thế chiến lần thứ hai, trong đó bao gồm các cải tổ của các ngân hàng phát triển đa phương (MDBs) cũng như IMF, đồng thời đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ về việc tăng cường tài trợ, bao gồm cả việc sử dụng Quyền rút vốn đặc biệt (special drawing rights-SDR).
Tháng 6/2023, sau Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới, Ngân hàng thế giới đã công bố một loạt biện pháp nhằm trợ giúp một số quốc gia dễ bị tổn thương trong việc giải quyết nợ công, bao gồm điều khoản tạm dừng hoãn trả nợ vay do ảnh hưởng của các hiện tượng khí hậu cực đoan, khắc nghiệt. Nhằm đáp ứng Thỏa thuận Paris, bản báo cáo đánh giá toàn cầu (Global Stock Take-GST) nhận thấy hệ thống tài chính, bao gồm cả cấu trúc và quy trình của nó, cũng cần phải được chuyển đổi. Ngoài ra, nhiều quốc gia ủng hộ Sáng kiến Chương trình nghị sự Bridgetown 2.0, đặc biệt là lời kêu gọi giảm và hủy các khoản vay nợ một cách nhanh hơn cũng như đưa các quốc gia có thu nhập trung bình hiện đang gặp khó khăn về các khoản nợ công đi vào khuôn khổ. Nghị quyết của Nghị viện châu Âu (11/2023) về Hội nghị COP28 ban hành khi coi đó là “điều cần thiết để thúc đẩy Chương trình nghị sự Bridgetown ngay lập tức”. Tuy nhiên, những thay đổi đáng kể đối với hệ thống tài chính đa phương vẫn còn thiếu ở quy mô lớn.
Đầu tư xanh chưa đi vào thực tiễn nên cần có nguồn vốn đầu tư “kiên nhẫn” và đa dạng hơn: Bất chấp biến động tài chính ở nhiều thị trường, đầu tư xanh cho năng lượng tái tạo vẫn tiếp tục tăng trong suốt 5 năm qua. Theo dữ liệu Doanh thu xanh của FTSE Russell, doanh thu xanh của các công ty niêm yết đang trên đà sẽ vượt mốc 5 nghìn tỷ USD (2025), với mức vốn hóa thị trường của nền kinh tế xanh đạt gần 10% thị trường vốn cổ phần.
Tuy nhiên, đầu tư chủ yếu hướng tới các dự án năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng quy mô lớn hơn là các công ty khởi nghiệp nhỏ hoặc các dự án tập trung vào bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Các đối tác của GEC và mạng lưới của mình đều nhấn mạnh đầu tư xanh hiếm khi đến được với cộng đồng hoặc doanh nghiệp nhỏ hơn cũng như các khuôn khổ báo cáo ngắn hạn không phù hợp để hỗ trợ tinh thần kinh doanh xanh và vốn đầu tư toàn diện có thể đem lại lợi ích cho thiên nhiên về mặt lâu dài.
Một phần tư lượng khí thải GHG, bao gồm giá cả: Doanh thu từ thuế carbon và Hệ thống giao dịch phát thải (ETS) đã đạt mức cao kỷ lục, khoảng 95 tỷ USD, theo báo cáo hàng năm về “Hiện trạng và xu hướng định giá carbon” của Ngân hàng thế giới. Một thập kỷ trước đây, chỉ có 7% lượng khí thải toàn cầu được áp dụng thuế carbon hoặc ETS. Ngày nay, gần một phần tư lượng phát thải khí nhà kính GHG toàn cầu (23%) hiện được bao phủ bởi 73 công cụ song giá cả tổng thể vẫn còn ở mức thấp, điều này đã làm giảm độ tin cậy của các cơ chế ETS như một công cụ hiệu quả để loại bỏ carbon.
Những nỗ lực loại bỏ dần trợ cấp nhiên liệu hóa thạch đang gặp khó khăn: Một liên minh quốc tế mới nhằm loại bỏ dần trợ cấp nhiên liệu hóa thạch đã được ra mắt tại Hội nghị COP28 vừa qua do CH Hà Lan dẫn dắt, với sự tham gia hợp tác của CH Áo, Vương quốc Bỉ, CH Ireland, CH Tây Ban Nha, CH Phần Lan, Antigua và Barbuda, Canada, CH Pháp, Vương quốc Đan Mạch, Costa Rica và Luxemburg.
Tuy vậy, năm 2023 cũng đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt về các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch (từ 56 tỷ euro trong giai đoạn 2015- 2020 lên tới 123 tỷ euro vào năm 2022) do giá cả năng lượng tăng cao liên quan đến quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột CHLB Nga-Ukraine. Theo Cơ quan môi trường châu Âu, “Hầu hết các quốc gia thành viên EU không có kế hoạch cụ thể về cách thức và thời điểm họ sẽ loại bỏ các khoản trợ cấp này, do đó, khó có thể song không chắc chắn việc EU sẽ đạt được nhiều tiến bộ trong việc loại bỏ dần trợ cấp nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030”.
Ngày càng có nhiều công ty công bố rủi ro về biến đổi khí hậu: Lực lượng đặc nhiệm về công bố tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD) mới cung cấp khuôn khổ cho các công ty và tổ chức khác phát triển việc công bố thông tin tài chính liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả hơn thông qua các quy trình báo cáo hiện tại của họ. Báo cáo tình tình hình mới nhất của TCFD cho thấy tỷ lệ công ty đại chúng tiết lộ thông tin phù hợp với TCFD tiếp tục tăng; chỉ tính riêng đến năm 2022, 58% số công ty, doanh nghiệp đã công bố thông tin phù hợp với ít nhất 5 trong số 11 công bố thông tin được khuyến nghị, tăng từ mức 18% (2020) song mới chỉ có 4% trong số này được tiết lộ thông tin phù hợp với tất cả 11 khuyến nghị trên.
Tuy nhiên, TCFD vẫn là một cơ chế công bố thông tin tự nguyện. Theo một báo cáo gần đây của Chatham House, “nhiệm vụ cấp bách nhất là chuyển báo cáo tự nguyện thành tiết lộ báo cáo thông tin bắt buộc. G7 và G20 có thể bổ sung cho quá trình này bằng cách đưa ra các yêu cầu tối thiểu về công bố thông tin về ứng phó biến đổi khí hậu của riêng họ”. Hơn thế nữa, trong khi các tổ chức tài chính đã tăng cường chứng chỉ xanh của họ, thì tổ chức phi chính phủ ShareAction (Vương quốc Anh) lại nhận thấy 20 ngân hàng châu Âu niêm yết lớn nhất (bao gồm Barclays, HSBC và NatWest) đã đặt ra các mục tiêu xanh và việc tiết lộ thông tin không phù hợp với mục đích, điều này có thể dẫn đến những công bố thông tin sai lệch.
Bên cạnh rủi ro về biến đổi khí hậu, các rủi ro khác liên quan đến thiên nhiên cũng đang có đà phát triển, với việc Lực lượng đặc nhiệm về công bố tài chính liên quan đến thiên nhiên (TNFD) được thành lập để khuyến khích và cho phép các doanh nghiệp và tài chính đánh giá, báo cáo và hành động đối với những phụ thuộc liên quan đến thiên nhiên của họ. Nhằm hiểu rõ hơn về những tác động, rủi ro và cơ hội này sẽ giúp chuyển dịch các dòng tài chính toàn cầu từ những kết quả tiêu cực về thiên nhiên sang những kết quả tích cực về tự nhiên, phù hợp với Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu.
Link nguồn:
https://www.greeneconomycoalition.org/assets/reports/GEC-Reports/GEC_Status_of_Transition_Green_Fair_Economies_2024_FINAL.pdf
Tuấn Hùng
Green Economy Coalition
Xu hướng toàn cầu chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và công bằng (Kỳ I)
Bình luận