PVCFC tăng cường phát triển các sản phẩm theo công nghệ xanh
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã cổ phiếu: DCM – sàn HoSE), Dự án sản xuất Hydro xanh (Green Hydro) đến năm 2025 sẽ hoàn thành giai đoạn 1, hướng đến nguồn năng lượng sạch trong sản xuất, theo xu hướng chung của thế giới.

Cùng hướng đi với Hydro xanh, PVCFC tập trung vào phát triển lĩnh vực phân bón mới có chất lượng cao phù hợp xu hướng công nghệ mới, thân thiện môi trường; cung cấp bộ giải pháp canh tác cây trồng theo hướng chuỗi giá trị nông nghiệp để tạo thêm các giá trị gia tăng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hydro được xem là nguyên liệu tương lai

PVCFC cũng phát triển dự án CO2 thực phẩm, giai đoạn đầu dự án sẽ bố trí như một cụm công nghệ, trực thuộc Xưởng Phụ trợ. Khi đủ điều kiện sẽ tách ra thành một phân xưởng sản xuất trên cơ sở kết hợp với dự án sản xuất khí công nghiệp Argon/Nitrgen/Oxygen.

Đối với dự án sản xuất khí công nghiệp Argon/Nitrgen/Oxygen giai đoạn đầu sẽ bố trí như một cụm công nghệ, trực thuộc Xưởng Phụ trợ. Khi đủ điều kiện sẽ tách ra thành 1 phân xưởng sản xuất trên cơ sở kết hợp với dự án sản xuất CO2 thực phẩm.

Các dự án này sẽ liên kết với nhau, tạo thành chuỗi giá trị cho sản phẩm xanh của PVCFC bảo vệ môi trường, tham gia tích cực và thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại COP26.

PVCFC tăng cường phát triển các sản phẩm theo công nghệ xanh

Nhà máy Đạm Cà Mau hướng đến sản xuất nguyên liệu xanh

Theo tài liệu nghiên cứu, Hydro có các vai trò chính trong chuyển dịch năng lượng: Sản xuất điện năng và tích hợp năng lượng tái tạo quy mô lớn; Truyền tải và phân phối năng lượng giữa các khu vực, lĩnh vực sử dụng năng lượng khác nhau; Lưu trữ năng lượng để nâng cao tính ổn định của hệ thống; Khử carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải; lĩnh vực sử dụng năng lượng trong công nghiệp, dân dụng; Cung cấp nguyên liệu sạch cho các quá trình sản xuất công nghiệp.

Hydro có thể sử dụng để sản xuất điện năng, cấp nhiệt cho các khu công nghiệp, sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải, đồng thời cũng có thể sử dụng làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất công nghiệp chủ yếu là sản xuất NH3 và sử dụng trong các quá trình nâng cấp sản phẩm của các nhà máy lọc dầu.

Với tiềm năng to lớn như trên, thế giới đang hướng tới nền kinh tế hydro trong đó hydro được sử dụng làm nhiên, nguyên liệu các-bon thấp để thay thế các loại nhiên, nguyên liệu hóa thạch. Tại Việt Nam, mặc dù hiện chưa công bố tham vọng phát thải ròng bằng không và chưa xây dựng chương trình phát triển Hydro. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã đặt các mục tiêu phát triển năng lượng sạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

N. Hiển


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​