Đổi mới công nghệ khoan tiên tiến: Khuynh hướng và sự chuyển đổi (Kỳ 1)
10:52 |
07/10/2024
Lượt xem:
2331
Mục đích chính của bài viết nghiên cứu này là mổ xẻ sự phát triển của công nghệ khoan dầu khí, đánh giá vai trò ngày càng tăng của tính bền vững trong sản xuất dầu khí và xác định những khoảng trống nghiên cứu hiện có trong thực tiễn khoan bền vững.
Ảnh minh họa
Acta Mechanica Malaysia (AMM) chuyên xuất bản các bài báo nghiên cứu chất lượng cao và các đánh giá quan trọng trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa. Trang mạng ResearchGate thành lập năm 2008 với sứ mệnh kết nối thế giới khoa học và mở rộng nghiên cứu cho tất cả mọi người thông qua chia sẻ khoa học dưới sự cộng tác của khoảng 20 triệu nhà nghiên cứu trong cộng đồng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau ở hơn 190 quốc gia.
Nhân dịp này, xin trân trọng giới thiệu với quý độc giá tuyến bài về công nghệ khoan dầu khí, trước mắt là ấn phẩm “Đổi mới công nghệ khoan tiên tiến để sản xuất dầu khí bền vững: Khuynh hướng và sự chuyển đổi” do nhóm các tác nghiên cứu khoa học đến từ Hoa Kỳ, CH Nam Phi, CH Nigeria đã công bố trên AMM và được ResearchGate.net đăng tải lại thời gian qua, để tham khảo.
*****
Tổng quan về lĩnh vực dầu khí toàn cầu và những thách thức bền vững
Hiện lĩnh vực công nghiệp dầu khí khí toàn cầu, nền tảng của nền kinh tế hiện đại, lại đang phải đối mặt với một thách thức nghịch lý: Sự cân bằng giữa nhu cầu năng lượng không ngừng nghỉ với yêu cầu bắt buộc về tính bền vững. Vấn đề nan giải này bắt nguồn từ các tác động môi trường và xã hội của hoạt động sản xuất dầu khí ngày càng được xem xét kỹ lưỡng trong những năm gần đây (Okeke, 2021). Hành trình hướng tới sự bền vững của lĩnh vực dầu khí rất phức tạp, được đánh dấu bằng những nỗ lực giảm thiểu dấu chân sinh thái trong khi vẫn duy trì khả năng tồn tại về mặt kinh tế.
Lĩnh vực dầu khí từ lâu đã đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hoạt động của lĩnh vực thường mâu thuẫn với việc bảo tồn môi trường và phúc lợi xã hội. Việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính GHG, dẫn đến biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu liên quan (Ngan và cộng sự, 2022). Hơn thế nữa, các hoạt động của lĩnh vực dầu khí có thể có tác động bất lợi đến cộng đồng địa phương, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, sinh kế và kết cấu xã hội.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp dầu khí ngày càng chú trọng đến việc áp dụng các giải pháp bền vững. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm áp lực pháp lý, sự kỳ vọng của xã hội và sự thừa nhận của chính lĩnh vực dầu khí về vai trò của lĩnh vực này trong việc giải quyết các thách thức bền vững toàn cầu (Okeke, 2021). Hiện các công ty dầu khí đang ngày càng tham gia vào các sáng kiến nhằm giảm tác động đến môi trường và cải thiện kết quả xã hội. Những sáng kiến này bao gồm từ việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo đến việc thực hiện các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn trong hoạt động của mình.
Tuy vậy, bất chấp những nỗ lực này, quá trình chuyển đổi hướng tới bền vững trong lĩnh vực dầu khí vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những vấn đề chính là sự khác biệt trong thực tiễn phát triển bền vững giữa các khu vực và công ty dầu khí vẫn còn khác nhau. Ví dụ như một nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh, trong khi một số công ty dầu khí ở châu Âu đang đạt được những bước tiến đáng kể về tính bền vững thì các đối tác của họ ở châu Á và châu Mỹ thì lại đang tụt lại phía sau (Okeke, 2021). Tiến trình không đồng đều này nhấn mạnh sự phức tạp của việc thực hiện bền vững thực tiễn trong một lĩnh vực hoạt động trên nhiều bối cảnh địa chính trị và kinh tế đa dạng.
Một khía cạnh quan trọng khác của tính bền vững trong lĩnh vực dầu khí là khía cạnh xã hội. Trong khi các mối quan tâm về môi trường đã nhận được sự quan tâm đáng kể thì tác động xã hội của việc sản xuất dầu khí thường ít được nhấn mạnh hơn. Theo một số nhà nghiên cứu, trong bối cảnh lĩnh vực công nghiệp dầu cọ (của Malaysia) có những điểm khá tương đồng với lĩnh vực dầu khí nói chung, tính bền vững xã hội đã bị bỏ qua tương đối so với các khía cạnh kinh tế và môi trường (Ngan và cộng sự, 2022). Việc giám sát này có vấn đề vì những tác động xã hội của việc sản xuất dầu khí, chẳng hạn như tác động đến cộng đồng địa phương và điều kiện lao động, là không thể thiếu đối với tính bền vững chung của lĩnh vực công nghiệp này.
Lĩnh vực khoan dầu khí hiện cũng cung cấp một nghiên cứu điển hình thích hợp để hiểu những thách thức về tính bền vững mà lĩnh vực này phải đối mặt khi mà lĩnh vực dầu khí, cũng tương tự giống như lĩnh vực công nghiệp dầu cọ của Malaysia, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song hiện cũng đang phải đối mặt với những lời chỉ trích vì những hoạt động không bền vững (Alnuaim, 2019), bao gồm các tác động môi trường, thách thức tăng trưởng kinh tế và các vấn đề phát triển xã hội. Kinh nghiệm của lĩnh vực khoan dầu khí đã minh họa cho các vấn đề bền vững rộng lớn hơn cần được giải quyết trên phạm vi toàn cầu, bao gồm nhu cầu cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo tồn môi trường và trách nhiệm xã hội.
Vai trò của khuôn khổ chính sách và quy định không thể bị phóng đại trong việc giải quyết những thách thức này. Hiện chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn và tạo ra động lực cho các hoạt động bền vững trong lĩnh vực dầu khí. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách này phụ thuộc vào khả năng giải thích các bối cảnh đa dạng mà lĩnh vực này hoạt động. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận đa sắc thái, có tính đến các điều kiện kinh tế-xã hội và môi trường cụ thể của các khu vực và cộng đồng khác nhau.
Tóm lại, lĩnh vực dầu khí toàn cầu đang đứng ở ngã ba đường, nơi việc theo đuổi sự bền vững không còn chỉ là sự tùy chọn mà là điều cấp thiết. Hành trình hướng tới một lĩnh vực dầu khí bền vững hơn rất phức tạp và nhiều mặt, liên quan đến các cân nhắc về môi trường và kinh tế-xã hội. Mặc dù đã đạt được tiến bộ ở một số lĩnh vực song vẫn còn những thách thức đáng kể, đặc biệt là trong việc đạt được sự nhất quán trong các hoạt động bền vững trong toàn lĩnh vực và giải quyết các tác động xã hội của việc sản xuất dầu khí. Khi lĩnh vực này vượt qua những thách thức này, việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm các công ty, chính phủ các nước và cộng đồng, sẽ rất quan trọng để xây dựng một tương lai bền vững và công bằng hơn cho hoạt động sản xuất dầu khí.
Sự phát triển của công nghệ khoan dầu khí
Sự phát triển của công nghệ khoan dầu khí là một hành trình được đánh dấu bằng sự đổi mới và thích ứng liên tục, định hình cục diện của lĩnh vực dầu khí toàn cầu. Sự phát triển này được đặc trưng bởi sự phát triển của các kỹ thuật và thiết bị tinh vi, được thúc đẩy bởi nhu cầu của lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, đồng thời giải quyết các mối quan tâm về môi trường và tính bền vững.
Những ngày đầu của hoạt động khoan dầu khí khí được xác định bằng các kỹ thuật tương đối thô sơ, chủ yếu tập trung vào việc tiếp cận trữ lượng vùng đất/nước nông bằng các hệ thống cơ khí đơn giản. Tuy nhiên, khi nhu cầu về dầu khí tăng lên thì lĩnh vực này bắt đầu khám phá các trữ lượng đất/nước sâu hơn và đầy thách thức hơn, đòi hỏi phải phát triển các công nghệ khoan tiên tiến hơn (Presley, 2022). Sự thay đổi này đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực khoan dầu khí, được đặc trưng bởi những tiến bộ công nghệ đổi mới sáng tạo đáng kể và sự hiểu biết sâu sắc hơn về địa chất dưới bề mặt Trái đất.
Một trong những tiến bộ quan trọng trong công nghệ khoan dầu khí là sự phát triển của hệ thống nâng nhân tạo là một quá trình được sử dụng trên các giếng dầu khí để tăng áp suất bên trong bể chứa và đẩy dầu khí nổi lên bề mặt; khi năng lượng truyền động tự nhiên của bể chứa không đủ mạnh để đẩy dầu khí lên bề mặt, lực nâng nhân tạo được sử dụng để phục hồi thêm sản lượng. Hiện những hệ thống này rất quan trọng để khai thác dầu khí từ các bể chứa mà không cần áp lực tự nhiên để đẩy dầu khí lên bề mặt. Sự phát triển của các công nghệ nâng nhân tạo, chẳng hạn như máy bơm, là công cụ cho phép khai thác dầu khí từ các bể chứa sâu hơn và phức tạp hơn (Presley, 2022). Những cải tiến này đã làm gia tăng hiệu quả khai thác dầu khí và kéo dài tuổi thọ của các giếng dầu khí, từ đó tối đa hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên hiện có.
Hiện việc tích hợp các công nghệ số cũng đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển của lĩnh vực khoan dầu khí. Việc áp dụng các hệ thống khoan tự động và điều khiển từ xa đã cách mạng hóa cách vận hành và quản lý giếng dầu khí. Những công nghệ này đã nâng cao độ chính xác và hiệu quả của hoạt động khoan, giảm tác động đến môi trường và cải thiện các tiêu chuẩn an toàn (Dmitrievsky và cộng sự, 2019). Việc số hóa các mỏ dầu khí, đặc trưng bởi việc sử dụng công nghệ không dây và các mô hình sản xuất tích hợp, thể hiện bước nhảy vọt đáng kể trong nỗ lực tìm kiếm sự bền vững và hoạt động xuất sắc của lĩnh vực dầu khí.
Một bước phát triển đáng chú ý khác trong công nghệ khoan dầu khí là việc áp dụng các kỹ thuật mới trong thăm dò, đặc biệt ở các lưu vực đã trưởng thành với sản lượng đang suy giảm. Các công cụ phân tích dữ liệu và hình ảnh địa chấn tiên tiến đã cho phép phát hiện các trữ lượng mới ở những khu vực trước đây bị bỏ qua hoặc chưa được khám phá. Ví dụ như việc thăm dò thành công tại Lô 4 trên bờ của Abu Dhabi (thủ đô của Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất), được hỗ trợ nhờ ứng dụng công nghệ địa chấn siêu 3D và diễn giải địa chất tích hợp, đã nêu bật tiềm năng của các công nghệ mới trong việc khai thác các trữ lượng tiềm ẩn (Yamanaka và cộng sự, 2022). Cách tiếp cận này không chỉ góp phần vào sự bền vững của sản xuất dầu khí mà còn giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc thăm dò trong môi trường đầy thách thức.
Sự phát triển không ngừng của công nghệ khoan phản ánh phản ứng của lĩnh vực dầu khí trước những thách thức kép là sự cạn kiệt tài nguyên và bền vững môi trường. Việc chuyển đổi từ các phương pháp khoan thông thường sang các kỹ thuật khoan phức tạp hơn và thân thiện với môi trường hơn đã nhấn mạnh những cam kết của lĩnh vực đối với các hoạt động bền vững. Những đổi mới như khoan xiên ngang và bẻ gãy thủy lực fracturing đã cho phép khai thác các nguồn tài nguyên độc đáo như dầu khí đá phiến, mở rộng hơn nữa cơ sở tài nguyên của lĩnh vực.
Ngoài những tiến bộ về công nghệ, sự phát triển của hoạt động khoan dầu khí cũng bị ảnh hưởng bởi các khuôn khổ chính sách và pháp lý. Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn cho hoạt động khoan nhằm đảm bảo cho chúng được tiến hành một cách bền vững và có trách nhiệm với môi trường. Những quy định này đã thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ khoan sạch hơn và hiệu quả hơn, điều chỉnh các hoạt động của lĩnh vực phù hợp với các mục tiêu bền vững toàn cầu.
Sự phát triển của công nghệ khoan dầu khí đã thể hiện một hành trình đổi mới và thích ứng đáng chú ý. Từ các hệ thống cơ khí ban đầu đến các công nghệ tự động và kỹ thuật số phức tạp ngày nay, lĩnh vực này đã liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu thay đổi của bối cảnh năng lượng toàn cầu. Khi lĩnh vực này phải đối mặt với những thách thức về cạn kiệt tài nguyên và bền vững môi trường, sự phát triển không ngừng của các công nghệ khoan tiên tiến sẽ rất quan trọng trong việc đảm bảo khai thác sản xuất dầu khí bền vững và có trách nhiệm.
Lịch sử phát triển kỹ thuật khoan: Lịch sử phát triển của kỹ thuật khoan trong lĩnh vực dầu khí là câu chuyện kể về sự đổi mới sáng tạo và thích ứng liên tục, phản ánh những phản ứng của lĩnh vực trước những thách thức và cơ hội ngày càng gia tăng. Từ những ngày đầu của các giàn khoan cơ khí đơn giản cho đến các công nghệ địa chấn và kỹ thuật số phức tạp ngày nay, hành trình của công nghệ khoan đã được đánh dấu bằng những cột mốc quan trọng đã định hình nên lĩnh vực công nghiệp dầu khí.
Sự khởi đầu của lĩnh vực khoan dầu khí có thể bắt nguồn từ cuối Thế kỷ 19, với hoạt động khoan ngoài khơi đầu tiên gần Los Angeles (1897). Những nỗ lực ban đầu này, đặc trưng bởi các kỹ thuật thô sơ, đã đặt nền móng cho tương lai của hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí ngoài khơi khi mà hoạt động khoan ngoài khơi ban đầu được thực hiện bằng cách sử dụng các giàn công cụ cáp đặt trên các trụ gỗ, khác xa so với các giàn khoan ngoài khơi tiên tiến ngày nay (Fainstein và Tygel, 2018). Giai đoạn này đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên chứng kiến lĩnh vực công nghiệp dầu khí dần chuyển sang những môi trường đầy thách thức hơn, từ vùng nước nông đến hoạt động khoan ở vùng nước biển sâu hay siêu sâu.
Khi lĩnh vực công nghiệp phát triển thì mảng công nghệ cũng phát triển theo khi mà sự phát triển của máy khoan quay ra đời vào đầu Thế kỷ 20 trở thành một tiến bộ đáng kể, cho phép khoan sâu hơn và nhanh hơn. Công nghệ này và sự ra đời của giàn khoan thép đã giúp lĩnh vực này đạt được trữ lượng dầu khí mà trước đây không thể tiếp cận được. Đến giữa Thế kỷ 20 đã chứng kiến những tiến bộ hơn nữa với sự ra đời của các giàn khoan ngoài khơi đã cách mạng hóa việc thăm dò và sản xuất các mỏ giếng dầu khí ngoài khơi (Fainstein và Tygel, 2018). Những giàn khoan này có khả năng hoạt động ở vùng nước sâu, điều này đã mở ra những chân trời mới trong lĩnh vực thăm dò dầu khí ngoài khơi.
Đến nửa sau Thế kỷ 20 và đầu Thế kỷ 21 đã chứng kiến bước nhảy vọt về công nghệ đổi mới sáng tạo trong kỹ thuật khoan dầu khí, đặc biệt là sự ra đời của hệ thống nâng nhân tạo. Những hệ thống này rất cần thiết để khai thác dầu khí từ các bể chứa có áp suất tự nhiên thấp, đã được tối ưu hóa đáng kể trong nhiều năm. Sự phát triển của các công nghệ nâng nhân tạo, chẳng hạn như kích bơm và máy bơm giếng khoan tiên tiến hơn, đã đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả và năng suất của các giếng dầu khí (Presley, 2022). Những đổi mới này không chỉ làm tăng khả năng thu hồi dầu khí mà còn kéo dài tuổi thọ của các mỏ dầu khí.
Một bước phát triển mang tính đột phá khác trong công nghệ khoan là ứng dụng kỹ thuật chụp ảnh địa chấn và địa chấn hố lỗ khoan (borehole seismic-BHS). Những công nghệ tiên tiến này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định đặc tính và thăm dò hồ bể chứa, cho phép lĩnh vực công nghiệp lập bản đồ và hiểu rõ các vấn đề địa chất dưới lòng đất với độ chính xác cao chưa từng có. Sự phát triển của hình ảnh địa chấn, từ công nghệ địa chấn 2D ban đầu cho đến công nghệ địa chấn 3D và 4D hiện đại, đều là những công cụ giúp giảm rủi ro thăm dò và cải thiện tỷ lệ thành công của hoạt động khoan (Kumar và Bettinelli, 2021). Đặc biệt, BHS đã giúp cung cấp những hiểu biết sâu sắc quan trọng về tầng dưới bề mặt, góp phần hỗ trợ việc đặt giếng chính xác và tối ưu hóa chiến lược sản xuất.
Sự phát triển lịch sử của kỹ thuật khoan trên đây cũng đã phản ánh phản ứng của lĩnh vực dầu khí đối với các thách thức về môi trường và tính bền vững. Khi mối quan tâm về môi trường ngày càng trở nên nổi bật hơn thì lĩnh vực công nghiệp dầu khí khí đã chuyển sang các hoạt động khoan bền vững và thân thiện với môi trường hơn. Sự thay đổi này được đặc trưng bởi sự phát triển của các công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động khoan, chẳng hạn như giảm dấu chân của giàn khoan và hệ thống quản lý chất thải tiên tiến.
Lịch sử phát triển của kỹ thuật khoan trong lĩnh vực dầu khí là minh chứng cho sự khéo léo của con người và sự không ngừng theo đuổi tiến bộ công nghệ đổi mới sáng tạo, từ các giàn khoan cơ khí đầu tiên cho đến các công nghệ địa chấn và kỹ thuật số phức tạp như ngày nay là sự khẳng định sự phát triển của công nghệ khoan là một phần không thể thiếu đối với khả năng của lĩnh vực dầu khí đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới. Khi lĩnh vực dầu khí tiếp tục đối mặt với những thách thức và cơ hội mới, sự đổi mới liên tục trong công nghệ khoan sẽ rất quan trọng trong việc định hình quỹ đạo tương lai của lĩnh vực công nghiệp này.
Sự nổi lên của tính bền vững là mối quan tâm chính trong sản xuất dầu khí: Sự xuất hiện của tính bền vững như một mối quan tâm chính trong khai thác sản xuất dầu khí, điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận khoan và thăm dò của lĩnh vực dầu khí. Sự chuyển đổi này được thúc đẩy bởi nhận thức ngày càng tăng về tác động môi trường và nhu cầu quản lý tài nguyên có trách nhiệm. Việc tích hợp tính bền vững vào sản xuất dầu khí, bao gồm nhiều hoạt động thực tiễn, từ quản lý môi trường đến trách nhiệm kinh tế-xã hội.
Trong lịch sử phát triển, trọng tâm chính của lĩnh vực dầu khí là tối đa hóa sản lượng và lợi nhuận, thường phải trả giá bằng những cân nhắc về môi trường và xã hội. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh ngày càng gia tăng trên toàn cầu về tính bền vững đã buộc lĩnh vực này phải đánh giá lại các hoạt động của mình. Khái niệm về tính bền vững trong sản xuất dầu khí có nhiều mặt, liên quan đến việc giảm thiểu tác động đến môi trường, thúc đẩy khả năng tồn tại về kinh tế và xem xét các tác động xã hội (Olugu và cộng sự, 2022). Hiện cách tiếp cận toàn diện này rất cần thiết cho khả năng tồn tại lâu dài của lĩnh vực và sự liên kết của nó với các mục tiêu bền vững toàn cầu.
Một trong những lĩnh vực trọng tâm quan trọng trong sản xuất dầu khí khí bền vững là tác động môi trường của hoạt động khoan khi mà lĩnh vực công nghiệp này đã có những bước tiến đáng kể trong việc giảm dấu chân sinh thái thông qua việc áp dụng các công nghệ sạch hơn và các quy trình hiệu quả hơn. Ví dụ như việc triển khai các khuôn khổ đánh giá hiệu suất và bảo trì nâng cao trên các giàn khoan ngoài khơi là công cụ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao hiệu quả hoạt động (Olugu và cộng sự, 2022). Hiện các khuôn khổ này kết hợp các khía cạnh kỹ thuật, môi trường, xã hội và kinh tế, đảm bảo cách tiếp cận toàn diện về tính bền vững.
Khía cạnh tài chính của tính bền vững trong sản xuất dầu khí cũng rất quan trọng khi mà lĩnh vực công nghiệp này phải đối mặt với thách thức kép là duy trì lợi nhuận trong khi vẫn phải đầu tư vào các hoạt động bền vững. Một nghiên cứu về tác động tài chính và môi trường của hoạt động khoan ở CH Ai Cập đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối ưu hóa chi phí và phương pháp khoan để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (Abdel Baqy và cộng sự, 2022). Sự tối ưu hóa này không chỉ hợp lý hóa chi phí mà còn góp phần bền vững môi trường bằng cách giảm thiểu ô nhiễm và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường.
Ngoài những cân nhắc về môi trường và kinh tế, thì điều không thể bỏ qua khía cạnh xã hội của tính bền vững trong sản xuất dầu khí. Hoạt động của lĩnh vực dầu khí có ý nghĩa xã hội đáng kể, từ tác động đến cộng đồng địa phương đến điều kiện làm việc của nhân viên, trong đó việc đảm bảo tính bền vững xã hội liên quan đến việc giải quyết những tác động này thông qua các hoạt động có trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng. Sự thay đổi của lĩnh vực dầu khí theo hướng bền vững cũng được phản ánh trong cách tiếp cận đánh giá vòng đời, trong đó đánh giá các tác động môi trường, kinh tế-xã hội của quá trình sản xuất. Ví dụ như việc đánh giá vòng đời sản xuất dầu khí cám gạo (rice bran oil) ở Trung Quốc cũng đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về gánh nặng môi trường ở từng giai đoạn của chuỗi sản xuất, nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp thực tiễn bền vững (Sun và cộng sự, 2022).
Sự nổi lên của tính bền vững như mối quan tâm chính trong sản xuất dầu khí là phản ứng trước áp lực bên ngoài và là động thái chiến lược của lĩnh vực. Bằng cách áp dụng các biện pháp bền vững, các công ty dầu khí có thể nâng cao danh tiếng, tuân thủ các yêu cầu quy định và đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của họ. Sự thay đổi theo hướng bền vững này cũng được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ đổi mới sáng tạo, điều này cho phép các quy trình sản xuất và khoan thăm dò sản xuất dầu khí hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn.
Việc tích hợp tính bền vững vào sản xuất dầu khí khí còn thể hiện sự thay đổi mô hình trong lĩnh vực dầu khí, điều này phản ánh sự nhận thức ngày càng gia tăng về nhu cầu cân bằng tăng trưởng kinh tế với quản lý môi trường và trách nhiệm xã hội. Khi lĩnh vực dầu khí tiếp tục phát triển, thì những cam kết về tính bền vững sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của lĩnh vực dầu khí, giúp đảm bảo việc sản xuất dầu khí khí được tiến hành theo cách có trách nhiệm, hiệu quả và phù hợp với các mục tiêu bền vững toàn cầu.
Link nguồn:
https://www.researchgate.net/publication/375891536_Leading_Drilling_Innovations_for_Sustainable_Oil_Production_Trends_and_Transformations
Tuấn Hùng
ResearchGate
Bình luận