Xơ PSF


Tính chất:

Sản phẩm xơ polyester của nhà máy được sản xuất trên dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại của Neumag, xơ Polyester có nhiều đặc tính tốt đáp ứng hầu hết các yêu cầu đối với vải sợi may mặc như: 

- Có độ bền cơ học cao; 
- Có khả năng chịu nhiệt tốt; thử nghiệm trong môi trường không khí nóng ở 1800 C độ co ngót thấp đạt 4±2%.
- Trong môi trường ẩm ướt hầu như không bị giảm sức bền.

Quy cách và bao gói sản phẩm

Polyester Staple Fibers (mặt cắt ngang tròn; mầu sắc bán mờ)
 Độ mảnh  Chiều dài cắt (mm)  Đóng gói sản phẩm
 1.2 D  38/44/51  Kích thước kiện xơ: L xWx H (mm): 1140 x 720 x 1100.
 Kiện được bao gói bằng bao PP có lớp lót PE. 
 Khối lượng kiện: 380kg/kiện.
 Số kiện/ container 20 feet:   34 
 Khối lượng tịnh tương ứng: 12.920kg;
 1.3 D  38/44/51
 1.4 D  38/44/51

Sản phẩm xơ polyester có rất nhiều đặc tính và ứng dụng trong công nghệ dệt, có thể nhận biết sản phẩm xơ PSF chất lượng cao dựa trên 9 đặc tính cơ bản như độ mảnh, độ bền, độ giãn dài, nếp gấp, độ co nhiệt trong khí nóng...

9 đặc tính cơ bản của xơ PSF

  1. Độ mảnh(Denier): là đại lượng đặc trưng cho độ mảnh của xơ cho biết độ dày mỏng của xơ, được tính bằng khối lượng của 9000m xơ. Denier của xơ ảnh hưởng đến denier của sợi kéo sau này. Cụ thể: Xơ càng mảnh thì sợi kéo được căng bền bởi vì trong cùng mặt cắt ngang của sợi mà như nhau, sợi chứa nhiều xơ mảnh sẽ có nhiều vật liệu hơn sợi chứa nhiều xơ thô, chính số lượng vật liệu cùng với lực liên kết ma sát của nhiều xơ làm nên độ bền của sợi sau này.
  2. Độ lệch so với độ mảnh chuẩn (Denier Deviation): là đại lượng đặc trưng cho độ lệch của giá trị độ mảnh thực so với giá trị độ mảnh quy ước. Độ lệch của xơ ảnh hưởng tới độ đồng đều về tính chất độ mảnh khi sản xuất sợi kéo sau này.
  3. Độ bền khi đứt sợi (Tenacity at Break): là đại lượng đặc trưng cho cường lực tại điểm đứt, ảnh hưởng tới độ bền khi kéo sợi sau này. Độ bền đứt phản ánh một chỉ tiêu cơ lý quan trọng của xơ được đo bằng lực làm đứt sợi. Độ bền đứt càng cao thì xơ càng dai, vải càng bền và lâu rách, thời gian sử dụng kéo dài.
  4. Độ giãn dài khi đứt (Elongation at Break): cho biết xơ kéo căng được bao nhiêu % so với chiều dài ban đầu khi dứt, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sợi. Độ giãn dài khi đứt cho biết sợi có thể căng ra được bao nhiêu so với chiều dài ban đầu khi sợi đứt, đo bằng %. Độ giãn dài càng cao thì sợi càng mềm mại.Vì vậy để có được loại sợi phù hợp với người tiêu dùng cần phải nắm rõ các thông số kỹ thuật khi sản xuất sợi sao cho thỏa mãn được hai chỉ tiêu quan trọng này nhằm thu được sợi vừa có độ bền cao vừa có độ giãn thích hợp.
  5. Nếp gấp của xơ (Number of Crimp): Số nếp gấp của xơ được tạo thành dựa vào cấu tạo và số nếp của bông xơ tự nhiên sao cho xơ hóa học tạo thành có cấu tạo gần nhất với bông xơ tự nhiên để thuận tiện cho việc kéo sợi sau này.
  6. Độ co nhiệt trong không khí nóng của xơ (Shrinkage in hot air 180ºC): là sự thay đổi chiều dài của xơ khi đặt trong không khí nóng 180ºC trong vòng 30’, độ co nhiệt trong không khí nóng ảnh hưởng đến quá trình dệt vải và độ co của vải được làm từ làm từ xơ đó.
  7. Chiều dài cắt của xơ (Cut length): chiều dài cắt của xơ mà công ty đang sản xuất có chiều dài chuẩn là 38 mm.
  8. Độ lệch chiều dài cắt so với quy cách (Cut length deviation): là đại lượng đặc trưng cho độ lệch của giá trị chiều dài cắt thực so với chiều dài cắt quy ước.
  9. Hàm lượng dầu có trong xơ(Oil Pick Up - OPU): phần trăm về khối lượng dầu so với khối lượng của xơ, ảnh hưởng tới sự giảm ma sát trong quá trình sản xuất sợi.

​​​​​​​​​​​​​