Khí khô


Khí khô là sản phẩm khí thu được từ khí thiên nhiên hay khí đồng hành sau khi đã xử lý tách loại nước và các tạp chất cơ học, tách khí hóa lỏng (LPG) và condensate tại nhà máy xử lý khí, thành phần chủ yếu là methane (CH4).

Khí khô được sử dụng rộng rãi trên thế giới làm nhiên liệu cho các nhà máy điện, làm nguyên liệu cho các nhà máy hóa dầu để sản xuất phân đạm, chế biến hóa dầu (polypropylene, polyethylene, methanol…) và cung cấp cho khách hàng công nghiệp. 

Hiện nay, khí khô được sử dụng để sản xuất gần 35% sản lượng điện và 70% sản lượng phân đạm của cả nước và sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho các tổ hợp lọc hóa dầu trong tương lai gần.

Tại Việt Nam, khí khô được Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV GAS (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) sản xuất và phân phối.

Theo tìm hiểu, dầu và khí đốt được sinh ra cùng nguồn gốc, do điều kiện địa chất khác nhau (áp suất, nhiệt độ, cấu tạo tầng sinh, tầng chứa…) mà có mỏ chỉ có khí, có mỏ có cả dầu lẫn khí. Khí đốt là hỗn hợp các Hydrocacbon nhẹ từ C1-C5 mà ở điều kiện nhiệt độ, áp suất tự nhiên nó ở thể khí.

Nếu tỷ lệ C1 rất cao thì khí có thể trở thành chất lỏng, ta gọi là khí khô. Ngược lại, khí có nhiều tỷ lệ C2-C5 thì dễ trở thành thể lỏng, ta gọi là khí ẩm.

Khí khô thường gặp trong các mỏ không khí tiếp xúc với dầu mỏ, thành phần chủ yếu là khí Mêtan, đa số chiếm trên 80%. Một số mỏ ngoài Mêtan còn có êtan, propan, butan với tỷ lệ nhỏ, nhiều mỏ trong thành thành có cả khí Cacbonic CO2… (thậm chí có mỏ có tỷ lệ CO2 khá cao).

Theo PV GAS, khí khô là một nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường. So với dầu và than đá thì khí khô khi cháy phát thải ra ít CO2 và NOx (CO2 và NOx là các nhân tố chính gây ra sự nóng lên toàn cầu và mưa acid).

Với những tác dụng sẵn có, khí khô được sử dụng rộng rãi trên thế giới làm nhiên liệu cho các nhà máy điện và làm nguyên liệu cho các nhà máy hóa dầu để sản xuất phân đạm, methanol, DME…

Hiện nay ở Việt Nam, khí khô được sử dụng để sản xuất gần 40% sản lượng điện và 35% sản lượng phân đạm của cả nước và sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho các tổ hợp lọc hóa dầu trong tương lai gần.

Hiện ở Việt Nam, các nhà máy điện là khách hàng tiêu thụ chính của khí khô, chiếm tới 83% tổng sản lượng khí, tiếp theo là các nhà máy đạm với 11% và 6% sản lượng khí được cung cấp cho các khách hàng công nghiệp.

Tại khu vực Đông Nam Bộ: Khí thiên nhiên từ các mỏ thuộc bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được thu gom, vận chuyển và xử lý tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố và nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn để tách thành các sản phẩm khí. 

Khí khô sau khi qua các nhà máy xử lý khí sẽ được vận chuyển bằng đường ống cung cấp cho các khách hàng tiêu thụ tại Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhơn Trạch và Hiệp Phước (TP.Hồ Chí Minh), gồm:

- Các nhà máy điện: Bà Rịa (công suất 350MW), Phú Mỹ 1 (1090MW), Phú Mỹ 2.1 (884MW), Phú Mỹ 4 (450MW), Phú Mỹ 2.2 (720MW), Phú Mỹ 3 (720MW), Nhơn Trạch 1 (450MW), Nhơn Trạch 2 (750MW), Hiệp Phước 1 (375 MW).
-  Các nhà máy đạm.
-  Khách hàng công nghiệp.

Khu vực Tây Nam Bộ: Khí thiên nhiên từ các mỏ thuộc bể Malay – Thổ Chu được vận chuyển bằng đường ống đến cung cấp cho 2 nhà máy điện Cà Mau với tổng công suất 1500 MW và nhà máy Đạm Cà Mau.

Theo số liệu thống kê của PV GAS, năm 2015 Sản lượng khí khô sản xuất và phân phối hàng năm đạt xấp xỉ 10 tỷ m3. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2015, đã sản xuất và cung cấp cho các khách hàng vượt kế hoạch 9 tháng đã đề ra.

Hệ thống vận chuyển xử lý khí của PV GAS hoạt động ổn định, cung cấp đầy đủ đến khách hàng. Tổng sản lượng khí sản xuất đạt 7,90 tỷ m3, bằng 111,2% kế hoạch 9 tháng và bằng 80,6% kế hoạch cả năm, tăng trưởng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng khí kinh doanh 9 tháng đạt 7,75 tỷ m3, bằng 110,9% kế hoạch 9 tháng và bằng 82,4% kế hoạch cả năm, tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ 2014.

Với những ưu thế sẵn có cùng sự sự quan tâm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nó chung, Tổng Công ty Khí Việt Nam nói riêng, chắc chắn khí khô sẽ tiếp tục được sử dụng rộng rãi, đem lại nguồn lợi kinh tế cao trong tương lai.

​​​​​​​​​​​​​