Đạm Cà Mau


Đạm Cà Mau – hạt ngọc mùa vàng

Vào ngày 30/01/2012, sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy Đạm Cà Mau, qua đó sản phẩm Đạm hạt đục Cà Mau chính thức có mặt trên thị trường, với giá trị “hạt ngọc mùa vàng” của bà con nông dân.

Với mức vốn đầu tư ban đầu hơn 700 triệu USD và công suất 800.000 tấn/năm, nhà máy Đạm Cà Mau là một trong những nhà máy hiện đại nhất ở VN và khu vực trong lĩnh vực sản xuất phân bón.

Sản phẩm urê hạt đục với thương hiệu Đạm Cà Mau là sản phẩm đạm hạt đục duy nhất được sản xuất tại Việt Nam với công nghệ hàng đầu của các nước G7, với những ưu điểm vượt trội như: chậm phân giải, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, cỡ hạt đồng đều, không mạt nên dễ rải, dễ phối trộn.

Nhà máy luôn đạt công suất thiết kế, sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng, và luôn sát cánh với bà con nông dân trong từng mùa vụ. Đồng thời, để tránh tình trạng sốt hàng, sốt giá, PVCFC luôn chủ động nguồn hàng, duy trì đảm bảo tồn kho ở mức độ hợp lý để điều tiết thị trường, hợp tác chặt chẽ với các đại lý, các nhà vận chuyển, dịch vụ logistic… đưa sản phẩm về các khu vực tiêu thụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con nông dân.

Urê hạt đục có hàm lượng Nitơ lớn hơn 46,3 % khối lượng; hàm lượng Biuret: nhỏ hơn 0,99 % khối lượng; hàm lượng nước: nhỏ hơn 0,5 % khối lượng; hàm lương formaldehyde (HCHO): nhỏ hơn 0,45%; kích thước hạt: 2 – 4 mm (lớn hơn 90%), nhỏ hơn 1 mm (nhỏ hơn 1%). Do đó rất ít bụi; độ cứng: 3kg (đối với hạt kích thước 3.15mm.

Đặc điểm nổi bật của urê hạt đục là có kích cỡ hạt to, ít bụi (tròn đều, kích cỡ từ 2-4 mm); có hàm lượng Biuret thấp giúp giảm bạc màu chai đất; có độ cứng cao – làm cho hạt đạm không bị vỡ vụn trong quá trình vận chuyển; hiệu suất làm khô cao độ ẩm thấp- hạt đạm lâu kết tảng và tăng thời gian hoà tan trong nước.

Công nghệ được áp dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA - Đan Mạch; Công nghệ sản xuất Urê của SAIPEM – Italy; Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. - Nhật Bản. Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho Nhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, PCCC của Việt Nam tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Hiện nay, sản phẩm Đạm Cà Mau đã chiếm gần 60% thị phần khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trên nhiều địa phương trong cả nước. Đồng thời, Đạm Cà Mau tự hào là một trong các doanh nghiệp đi tiên phong trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Sản phẩm Đạm Cà Mau đã có mặt tại các thị trường như: Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipines, Nhật Bản, Bangladesh… và được đánh giá cao về chất lượng.

Mục tiêu của PVCFC trong những năm tới là tiếp tục vận hành nhà máy an toàn, hiệu quả, cải tiến, tối ưu hóa sản xuất, nâng công suất nhà máy lên tối thiểu 840.000 tấn urê/năm. Phát triển và chiếm lĩnh thị trường khu vực ĐBSCL, đảm bảo thâm nhập và chiếm lĩnh tối thiểu 65% thị trường Tây Nam Bộ, 35% thị trường Đông Nam Bộ và 50% thị trường Campuchia. Mở rộng thị trường xuất khẩu qua các nước trong khu vực. Ngoài ra PVCFC đang tập trung đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển để đưa ra các dòng sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường.

​​​​​​​​​​​​​