Chuyển đổi năng lượng xanh tại Ả rập Xê-út (Kỳ III)
Chính phủ Ả rập Xê-út đã dành 187 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tập trung vào việc chuyển từ dầu mỏ sang các nguồn năng lượng tái tạo, có thể bao gồm cả năng lượng hạt nhân.

Mục tiêu và mục tiêu chính sách

Ả rập Xê-út đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính GHG tương đương 278 triệu tấn CO₂ hàng năm (2030), tăng cường cam kết của quốc gia theo Điều 12 của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Chính sách xung quanh việc giảm tiêu thụ năng lượng và áp dụng Chương trình hiệu quả năng lượng quốc gia (National Energy Efficiency Programme-NEEP) là một số nỗ lực của chính phủ trung ương, phù hợp với các mục tiêu và cam kết của Thỏa thuận Paris. Để đối phó với lượng phát thải quy mô lớn từ lĩnh vực sản xuất điện, Ả rập Xê-út đã thiết lập các mục tiêu mạnh mẽ nhằm cắt giảm lượng khí thải từ các nhà máy điện: Lượng khí thải CO₂ ít hơn 60%, lượng khí thải NOx (nitric oxide-NO và nitrogen dioxide-NO2) ít hơn 75% và lượng khí thải sulphur dioxide-SO₂ ít hơn 70%.

Khuôn khổ pháp lý: Phù hợp với các mục tiêu, Ả rập Xê-út đã hỗ trợ khuôn khổ nền kinh tế carbon tuần hoàn (circular carbon economy-CCE) (2020) khi giữ chức Chủ tịch G20, tập trung vào việc loại bỏ carbon. Hãng Aramco đã cùng với đồng hành cùng Chính phủ Ả rập Xê-út khởi xướng khái niệm CCE và hiện đang thực hiện thông qua nhiều chiến lược khác nhau như tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu. Sáng kiến ​​carbon tuần hoàn (Circular Carbon Initiative-CCI) của Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah (King Abdullah University of Science and Technology-KAUST) được giới thiệu (12/2020) nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu đổi mới thông qua hoạt động đa lĩnh vực trong quản lý carbon.

Ý nghĩa về mặt kinh tế: Chính phủ Ả rập Xê-út đã dành 187 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tập trung vào việc chuyển từ dầu mỏ sang các nguồn năng lượng tái tạo, có thể bao gồm cả năng lượng hạt nhân. Theo nghiên cứu của Babelli, ước tính lĩnh vực năng lượng tái tạo RE dự kiến ​​sẽ tạo ra từ 40 tỷ đến 60 tỷ USD doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo ra 137.000 công ăn việc làm mới và đóng góp tăng thêm 51 tỷ USD vào GDP của Ả rập Xê-út. Hiện dự án độc đáo nhất là Công viên năng lượng King Salman (SPARK) đang được phát triển như một hệ sinh thái công nghiệp nhằm thu được toàn bộ giá trị kinh tế từ chuỗi giá trị năng lượng ở Ả rập Xê-út và trên toàn khu vực, đóng góp cho Tầm nhìn 2030 bằng cách hỗ trợ các nỗ lực xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, trong đó một trong những trụ cột là đa dạng hóa doanh thu, đồng thời góp phần tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm mới trực tiếp và gián tiếp bên cạnh việc đóng góp 6 tỷ USD vào GDP cho Ả rập Xê-út. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao và tác động kinh tế đối với lĩnh vực phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vẫn còn nhiều thách thức.

Giám sát và báo cáo: Cơ chế giám sát và báo cáo hiệu quả là rất quan trọng để theo dõi tiến độ đạt được các mục tiêu cắt giảm phát thải của Ả rập Xê-út. Chương trình Hiệu quả năng lượng quốc gia (NEEP) đã thực hiện các sáng kiến ​​xung quanh việc cải thiện EE, phản ánh tầm quan trọng của việc giám sát và báo cáo. Một số tập đoàn lớn như hãng Amarco và hãng Almarai đã báo cáo những tiến bộ về tính bền vững và đảm bảo trách nhiệm giải trình. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, các phương tiện chạy bằng điện và nhiên liệu sinh học cũng được ưu tiên trong kế hoạch năng lượng của Ả rập Xê-út. Hiện các chính sách kinh tế, như điều chỉnh giá xăng dầu, được coi là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời có thể dẫn đến cắt giảm lượng carbon lớn.

Hiện các sáng kiến ​​khác như trồng 500.000 cây xanh ở Jeddah, quản lý mực nước biển dâng và quản lý khí methane theo Cam kết khí methane toàn cầu là những chiến lược quan trọng thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc sử dụng mô hình khí hậu khu vực cung cấp cho các nghiên cứu tác động để ước tính chính xác các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu là một cách cải thiện khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu. Việc cắt giảm lượng khí thải CO₂ thông qua năng lượng tái tạo được thực hiện mà không cản trở tăng trưởng kinh tế. Ả rập Xê-út có thể theo đuổi đồng thời cùng một lúc chính sách năng lượng thận trọng và chiến lược giảm thiểu lượng carbon. Nhìn chung, việc giải quyết các khía cạnh liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu trong chính sách năng lượng của Ả rập Xê-út đòi hỏi một cách tiếp cận đa lĩnh vực, xem xét các lỗ hổng môi trường địa phương và thực hiện các biện pháp tiên tiến nhất cũng như kỹ thuật đánh giá và đo lường chính xác để theo dõi sự tiến bộ của tiến trình này.

Rào cản và thách thức của quá trình chuyển đổi năng lượng xanh: Những thách thức và rào cản liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và bền vững có thể được phân loại thành các khía cạnh kinh tế và hành chính về chính sách và quy định, kỹ thuật, địa chính trị, dữ liệu và thông tin. Hiện có hai khía cạnh riêng biệt liên quan đến các rào cản và thách thức trên là với hệ thống sản xuất năng lượng hiện có và trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và dự án sản xuất năng lượng tái tạo. Trong bối cảnh quá trình sản xuất năng lượng dựa trên dầu-khí nguyên thủy (tức là hỗn hợp năng lượng chính), các cải cách về chính sách và cơ sở hạ tầng không được tiến hành. Việc trợ cấp năng lượng cao (cho cả dầu và điện) và những khó khăn trong việc cắt giảm thuế quan xuống mức phản ánh chi phí trong hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch rõ ràng là những trở ngại kinh tế. Mức thuế thấp và trợ cấp năng lượng cao như vậy thì sẽ dẫn đến nhu cầu điện cao, cuối cùng làm tăng áp lực lên hệ thống sản xuất năng lượng hiện tại. Hiện áp lực phải tăng công suất là rất lớn do nhu cầu điện tăng 8% mỗi năm.

Về khía cạnh kỹ thuật, hiệu suất lưới điện (ví dụ như đánh giá và cải tiến liên tục), bao gồm các vấn đề về quy hoạch, tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo và vận hành cũng được nhấn mạnh trong nghiên cứu của cơ quan quản lý điện và đồng phát điện. Ví dụ như các bên liên quan xác định chi phí vốn đầu tư cao và sự không chắc chắn về mặt kỹ thuật là những trở ngại chính cho việc trình diễn công nghệ CCS.

Hiện các dự án năng lượng tái tạo RE quy mô lớn cần mua nhiều loại thiết bị và phụ kiện thường được trải qua quy trình nghiêm ngặt và trong bối cảnh như Quy trình mua sắm cạnh tranh (Competitive Procurement Process-CPP) hiện tại được coi là rào cản hành chính lớn, không chỉ làm chậm tiến độ quá trình thực hiện mà còn làm gia tăng giá cả sản xuất năng lượng tái tạo do bối cảnh khu vực (ví dụ như cơ cấu hành chính) thay đổi đáng kể. Việc thiếu khuôn khổ chính sách toàn diện cũng được xác định là rào cản lớn nhất trong quá trình áp dụng năng lượng tái tạo RE. Theo nghiên cứu của Blazquez, Hunt và Manzano đều đã xác định chi phí tích hợp năng lượng tái tạo RE vào lưới điện bởi vì chúng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ thâm nhập lý tưởng của năng lượng tái tạo RE. Ngoài ra, những khó khăn trong chuyển giao công nghệ tiên tiến và thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao cũng được xác định là những yếu tố then chốt. Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt cao và điều kiện môi trường khắc nghiệt cũng được coi là rào cản cho việc hội nhập năng lượng tái tạo RE.

Thêm vào đó, Ả rập Xê-út hiện vẫn phải đối mặt với những khó khăn và mối đe dọa địa chính trị, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang hướng tới trung hòa carbon. Sau cuộc khủng hoảng Ukraine, giá cả năng lượng tăng cao đã tạo ra những lợi thế tài chính ngắn hạn cũng như các mối đe dọa kinh tế và địa chính trị trong trung hạn. Hơn thế nữa, nhu cầu chi tiêu đáng kể vào cơ sở hạ tầng điện, tiếp tục trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, áp dụng năng lượng tái tạo ở cấp hộ gia đình cũng là một trong những rào cản. Hiện Ả rập Xê-út vẫn phải đối mặt với các vấn đề như thiếu dữ liệu về tác động của biến đổi khí hậu và yêu cầu đổi mới nhiều hơn trong công nghệ năng lượng tái tạo.

Cam kết quốc tế và sự chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng tái tạo

Các khía cạnh cơ bản của quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và bền vững, xét về mặt cam kết và nỗ lực trên toàn cầu, bao gồm việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (tức là hạn chế nhiệt độ toàn cầu nóng lên ở mức ngưỡng 1,5oC, điều chỉnh các mục tiêu theo Thỏa thuận Paris, trong đó coi công nghệ năng lượng tái tạo (Renewable energy technologies-RET) là hàng hóa công cộng, cung cấp điện giá cả phải chăng cho tất cả mọi người và không phát thải ròng (2050) cũng như tăng cường độc lập về năng lượng, nền kinh tế trung hòa carbon và tăng cường thâm nhập của RE trong cơ cấu năng lượng (tức là tăng công suất sản xuất RE), đồng thời thúc đẩy đầu tư toàn cầu, loại bỏ carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (2030) và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng như tăng cường quan hệ đối tác và mạng lưới, sáng kiến ​​chính sách và sáng kiến ​​phát triển lĩnh vực năng lượng (nguồn tài trợ và cơ chế) cũng như phát triển kinh tế-xã hội, giảm phát thải carbon liên quan đến năng lượng.

Trong nhiều lĩnh vực nêu trên, Ả rập Xê-út đã điều chỉnh chính sách và sáng kiến ​​năng lượng của mình theo các cam kết quốc tế và bắt đầu có tiến triển. Ví dụ như với CHLB Đức, Ả rập Xê-út đã bắt đầu tiến hành các vòng Đối thoại về năng lượng (Energy Dialogue) để phát triển năng lượng bền vững. Việc hợp tác xuyên biên giới của GCC nhằm tăng cường an ninh năng lượng, hiệu quả kinh tế và đa dạng hóa cơ cấu năng lượng cũng như tính bền vững lâu dài đã được bắt đầu, tập trung vào việc mở rộng mạng lưới khí đốt, áp dụng cải cách giá cả và thay thế nhiên liệu lỏng. Theo ước tính, có thể tiết kiệm được 3,1 tỷ USD trong trường hợp hợp tác với GCC bằng cách cắt giảm chi phí vận chuyển và cung cấp giải pháp thay thế sạch hơn cho việc tiêu thụ nhiên liệu lỏng, bù đắp chi phí cơ hội liên quan đến việc sử dụng dầu trong nước cho nhu cầu năng lượng hiện đang gia tăng.

Hiện sự tham gia của khu vực tư nhân (quốc tế) được thể hiện rõ qua các dự án RE thuộc Sáng kiến ​​năng lượng tái tạo của Vua Salman. Tuy nhiên, Ả rập Xê-út chỉ có thể thực hiện nhiều sáng kiến ​​hợp tác và chính sách chiến lược hơn trong trường hợp nhập khẩu LNG và mở rộng đường ống dẫn khí đốt trong các nước GCC. Lưu vực Rovuma của CH Ai Cập, Tanzania và Mozambique ở miền đông châu Phi được coi là những nơi tốt nhất để tìm thấy LNG. Việc áp dụng khuôn khổ nền kinh tế carbon tuần hoàn CCE và điều chỉnh các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu quốc tế cũng cho thấy những nỗ lực trong việc điều chỉnh các cam kết quốc tế. Việc hợp tác quốc tế và liên minh chiến lược phát triển năng lượng mặt trời là một phần của sự tham gia chủ động của quốc tế song vẫn còn chỗ để cải thiện việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.

Công nghệ tiên tiến và đầu tư nước ngoài

Hiện Ả rập Xê-út đã thể hiện cách tiếp cận chủ động của mình trong việc quản lý carbon bằng cách nghiên cứu công nghệ tiên tiến để quản lý carbon và cải tiến kỹ thuật số trong lĩnh vực năng lượng. KSA kỳ vọng việc đạt được mức trung hòa carbon (2060), với 50% điện năng đến từ các nguồn tái tạo (2030). Đến năm 2023, Ả rập Xê-út cũng kỳ vọng sẽ thu hút được từ 30 tỷ đến 50 tỷ USD đầu tư vào năng lượng tái tạo. Nhà máy thu hồi và sử dụng carbon lớn nhất thế giới, cùng với các hoạt động trong lĩnh vực bền vững hydrogencarbon, nền kinh tế carbon tuần hoàn và dẫn đầu thị trường hydrogen, tất cả đều góp phần vào nỗ lực bền vững môi trường của Ả rập Xê-út. Một lĩnh vực tập trung quan trọng khác là việc áp dụng công nghệ năng lượng tái tạo RET.

Các quyết định đầu tư vào RE bị ảnh hưởng đáng kể bởi mô hình truyền tải điện như được thể hiện trong Mô hình năng lượng KAPSARC (KEM). Mô hình KEM dựa trên mô hình cân bằng từng phần đặc trưng cho năng lượng và hầu hết các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng bao gồm năng lượng điện, hóa dầu, lọc dầu, khử muối trong nước, thượng nguồn dầu khí và xi-măng. Trong hầu hết các trường hợp, tác động kinh tế và môi trường cũng cần được xem xét để đảm bảo tính bền vững lâu dài của dự án. Ví dụ như nghiên cứu của Napoli và Rioux đã nhận thấy phương án khử muối bằng năng lượng mặt trời không khả thi về mặt kinh tế khi so sánh với các phương pháp hiện có (ví dụ như hệ thống chạy bằng năng lượng hóa thạch thông thường) ở Ả rập Xê-út. Do đó, hiện có phạm vi rất lớn cho các hoạt động R&D và tối ưu hóa hệ thống về mặt cắt giảm chi phí và tác động môi trường tiềm tàng của việc tích hợp RET với cơ sở hạ tầng hiện có. Nhìn chung, từ góc độ đầu tư và kinh tế cũng như tối ưu hóa công nghệ trong các thiết bị và bộ phận khác nhau, cần phải tập trung chuyên tâm vào các lĩnh vực ưu tiên.

Liên kết liên lĩnh vực và tác động của năng lượng xanh

Việc phát triển và tích hợp hệ thống RE đòi hỏi nhiều thiết bị và máy móc và nếu chúng được sản xuất trong nước thì sẽ đem lại hiệu quả chi phí cao. Tuyên bố về Tầm nhìn 2030 đã xác định lĩnh vực sản xuất được liên kết với nhau với quá trình nội địa hóa lĩnh vực năng lượng tái tạo và thiết bị công nghiệp, trong đó bao gồm các bộ phận, vỏ bọc, cánh quạt gió và tế bào polysilicon được nhắm mục tiêu để tối ưu hóa sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu. Chính sách hiện tại nhấn mạnh vào việc tăng cường hàm lượng nội địa trong các dự án RE. Hiện các hoạt động R&D chuyên sâu thường được thực hiện trong các thí nghiệm khác nhau trong phòng thí nghiệm cho các dự án quốc phòng và quân sự. Ví dụ như công nghệ hydrogen và CCS là chủ đề của nghiên cứu và phát triển R&D, trong đó tập trung vào lĩnh vực quân sự quốc phòng.

Việc giới thiệu và ứng dụng rộng rãi các công nghệ năng lượng tái tạo (renewable energy technologies-RET) đã khiến các khoáng sản quan trọng (critical minerals-CM) trở thành chủ đề thảo luận trọng tâm trong chính sách năng lượng của Ả rập Xê-út. Ví dụ như nghiên cứu của Considine, Galkin đã xác định dầu mỏ có độ co giãn giá chéo dương đối với giá CM ở Hoa Kỳ, nơi cả CM và dầu đều đóng vai trò thay thế. Mặt khác, Ả rập Xê-út thì lại có độ co giãn giá chéo âm, điều này cho thấy CM và dầu bổ sung cho nhau. Hiện giá lithium đã tăng 738% trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2022, tiếp theo là cobalt (156%) và nickel (94%). Điều này cho thấy sự tăng giá và biến động đáng kể trên thị trường CM. Trong những thập kỷ tới, nhu cầu về CM sẽ gia tăng từ 400% đến 600%, với một số lĩnh vực công nghiệp như khoáng sản cho ắc-quy xe ô-tô điện EV được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Chính phủ Ả rập Xê-út đang tìm kiếm đầu tư trong nước và quốc tế vào lĩnh vực năng lượng cùng với các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe y tế, dịch vụ đô thị, nhà ở và tài chính.

Như vậy, có thể nói, sản xuất (chủ yếu là thiết bị công nghiệp), quân sự và khai khoáng là ba lĩnh vực công nghiệp chính có mối liên hệ trực tiếp với sự phát triển năng lượng tái tạo tại Ả rập Xê-út.

Ý nghĩa xã hội của các chính sách năng lượng xanh của Ả rập Xê-út

Phát triển lực lượng lao động cũng là một lĩnh vực quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh nhằm tạo coogn ăn việc làm và tăng trưởng GDP. Theo nghiên cứu của Alyahya và Irfan đã lưu ý các trường đại học Ả rập Xê-út đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lực lượng lao động thành thạo về mặt kỹ thuật. Với ước tính khoảng 50% phụ thuộc vào lao động kỹ thuật nhập khẩu thì mỗi trường đại học của Ả rập Xê-út cần đào tạo được 303 sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Việc đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, hợp tác với các trường đại học và đào tạo chuyên môn kết hợp với các tác nhân trong lĩnh vực công nghiệp luôn được đề xuất rất cụ thể. Một số dự án RE mới nổi như sản xuất hydrogen sẽ yêu cầu lực lượng lao động có tay nghề cao, tuy nhiên, các hoạt động giáo dục-đào tạo và R&D được tài trợ là điều kiện tiên quyết. Hiện không chỉ trong hệ thống sản xuất năng lượng mới mà còn trong các lĩnh vực EE, chuyên môn tại chỗ trong lĩnh vực công nghiệp là điều cần thiết. Theo nghiên cứu của Alyahya và Irfan, sản xuất, vận hành và bảo trì lắp đặt năng lượng mặt trời sẽ cần 218.650 công nhân (2030) với giả định 8,9 người/MW công suất cho điện mặt trời và 3,04 người/MW công suất cho nhiệt mặt trời.

Nhận thức, sự ủng hộ và chấp nhận của công chúng được xác định là các yếu tố xã hội quan trọng gắn liền với các dự án RE. Tuy nhiên, một số yếu tố chính nhất định có liên quan trực tiếp đến các yếu tố này như nhận thức, giáo dục (ví dụ như phát triển chương trình giảng dạy) và khu vực hoặc địa điểm của dự án. Theo nghiên cứu của Alzahrani, Alwafi và Alshehri đã đưa ra ví dụ cụ thể về các dự án nhà máy điện hạt nhân. Cụ thể hơn, nghiên cứu của Taki và Kumari đã chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố đối với các yếu tố thiết kế truyền thống để nâng cao EE. Nghiên cứu của Mosly và Makki thì lại nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố này đối với các nguồn năng lượng tái tạo khác như sinh khối, năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy điện và thủy điện. Những nỗ lực như vậy là cần thiết vì người dân Ả rập Xê-út đang thiếu văn hóa bảo tồn năng lượng. Sự thành công của những yếu tố này đòi hỏi hành động tập thể của tất cả các chủ thể trong chuỗi cung ứng năng lượng như các tổ chức công-tư, các tổ chức nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực giám sát và phát triển chiến lược thực hiện, ví dụ như trong trường hợp các sáng kiến ​​tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu của Al-Ajlan, Al-Ibrahim thì lại đề xuất lồng ghép bảo tồn năng lượng vào các chương trình đào tạo chuyên nghiệp và chương trình giáo dục. Nhìn chung, có thể thấy rằng ý nghĩa xã hội của các chính sách năng lượng xanh RE đòi hỏi phải thực hiện các bước đi toàn diện trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục để phát triển lực lượng lao động cần thiết cũng như xây dựng nhận thức và hỗ trợ cộng đồng tại Ả rập Xê-út.

Link nguồn:

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2949821X24000668

Tuấn Hùng

ScienceDirect

Chuyển đổi năng lượng xanh tại Ả rập Xê-út (Kỳ II) 

Chuyển đổi năng lượng xanh tại Ả rập Xê-út (Kỳ I)


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​