PGS.TS Đặng Văn Thanh: Dự thảo Luật dầu khí (Sửa đổi) cần có điều khoản quy định về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
Khẳng định việc xây dựng và ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) là vô cùng cần thiết, PGS.TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đề xuất dự thảo Luật cần có điều khoản quy định về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

 

PGS.TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

PGS. TS Đặng Văn Thanh cho biết, Luật Dầu khí được ban hành ngày 19/7/1993, và đã được sửa đổi bổ sung một số điều trong các năm 2000 (Luật số 19/2000/QH11); 2008 (Luật số 10/2008/QH12), 2018 (Luật số 35/2018QH14 ).

Trong quá trình phát triển, trong bối cảnh quốc tế và trong nước đã có nhiều thay đổi, tác động lớn đến sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) cho phù hợp với bối cảnh mới để loại bỏ các bất cập, vướng mắc phát sinh, nhằm hoàn thiện khung pháp lý về dầu khí, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp trong các hoạt động dầu khí, phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.

“Trên thực tế, đã đến lúc cần có hành lang pháp lý mới để tạo cơ chế chính sách mang đặc thù dầu khí, từ đó có cơ chế xử lý các vấn đề rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tìm kiếm thăm dò...”, PGS.TS Đặng Văn Thanh nhấn mạnh.

Đặc biệt quan tâm đến quy định về tài chính kế toán, kiểm toán, trực tiếp là nội dung các điều quy định trong chương VI, PGS.TS Đặng Văn Thanh cho rằng, tại Điều 41, đã quy định về Công tác kế toán, kiểm toán đối với hợp đồng dầu khí, theo đó, công tác kế toán và kiểm toán đối với hợp đồng dầu khí được thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán Việt Nam và phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế. Đây là điều được bổ sung nhằm quy định nguyên tắc về công tác kế toán, kiểm toán hợp đồng dầu khí phù hợp với thực tế hoạt động dầu khí tại Việt Nam. Nội dung Điều này được soạn thảo trên cơ sở các nội dung quy định tại PSC mẫu (Chương XI) ban hành kèm theo Nghị định số 33/2013/NĐ-CP.

Tuy nhiên, PGS.TS Đặng Văn Thanh lưu ý cần phải cân nhắc lại tên chương và những nội dung quy định trong chương VI: Theo quy định tại điều 1 và điều 2 trong chương I của Luật dầu khí, Luật này quy định về điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí trong phạm vi đất liền, hải đảo, vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Đối tượng áp dụng  của Luật là tất cả các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.  Theo giải thích từ ngữ (Điều 3, khoản 9)  thì Hoạt động dầu khí "gồm hoạt động  tìm kiếm thăm đò dầu khí, phát triển mỏ dầu khí, khai thác dầu khí, thu dọn công trình". Trong khi đó khoản 10, điều 3  gỉai thích từ ngữ, :"Hợp đồng  dầu khí là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa tập đoàn  dầu khí Việt nam với tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí".

Vì vậy, chương VI của dự  thảo Luật đặt tên là: Công tác kế toán kiểm toán, quyết toán và Xử lý chi phí hoạt động dầu khí chưa hợp lý và tên và quy định tại điều 41: Công tác kế toán, kiểm toán đối với hợp đồng dầu khí. Vì sao quy định về kế toán lại chỉ quy định đối với hợp đồng dầu khí mà không phải là toàn bộ hoạt động dầu khí, trong khi, theo giải thích từ ngữ, Hợp đồng dầu khí chỉ là "Thỏa thuận bằng văn bản ". Bản chất kế toán và kiểm toán là tổ chức và cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử đụng thông tin, trong  đó có nhà nước, các chủ đầu tư và các nhà quản lý. Vì vậy, Kế toán và kiểm toán chỉ có thể và phải được thực hiện tại các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí chứ không phải cho Hợp đồng dầu khí. Luật Dầu khí cần chế định: Tổ chức kế toán , kiểm toán đối với  các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động đầu khí chứ không phải các Hợp đồng dầu khí.

Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh, Luật cần có chương VI là cần thiết, nhưng tên gọi nên là: Tài chính, Kế toán , Kiểm toán  và báo cáo tài chính ddoois với Hoạt động dầu khí. Trong chương này có quy định về hoạt động tài chính, hạch toán kế toán, kiểm toán, lập và công bố báo cáo tài chính. Kiểm toán là quy định đương nhiên đối với các Báo cáo tài chính trước khi công bố, lưu hành. Quyết toán  kể cả quyết toán hoạt động hay quyết toán hợp động là một công việc , một nội dung hữu cơ cấu thành của hoạt động tài chính và thể hiện trong các báo cáo tài chính. Vì vậy không cần tách ra trong tên gọi của chương VI.

Về kiểm toán và công bố thông tin tài chính.Trước khi công bố và lưu hành công khai  các Báo cáo tài chính của Tập đoàn, của các Công ty thuộc Tập đoàn phải được kiểm toán và xác nhận băng văn bản của Kiểm toán độc lập, và đối với Tập đoàn dầu khí Việt nam định kỳ hàng năm hoặc một số năm  phải chịu sự kiểm tra, đánh giá,  xác nhân của Kiểm toán nhà nước Việt nam. ( SAV). Vì vậy cần có điều  khoản riêng quy định về kiểm toán, trong đó có kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước đối với  doanh nghiệp dầu khí và báo cáo tài chính của doanh nghiệp dầu khí.

Liên quan đến quản trị rủi ro, PGS.TS Đặng Văn Thanh cho rằng, hoạt động dầu khí là hoạt động có tính rủi ro cao, kể cả trong hoạt động thăm dò, khai thác , chế biến. Vì vậy, đề nghị có thêm điều khỏan quy định về Quản trị rủi ro, trong đó cần có quy định các doanh nghiệp hoạt động dầu khí có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản trị rủi ro nhằm xác định, đo lường, đánh giá, báo cáo và kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh dầu khí.  Hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp hoạt động dầu khí  phải đáp ứng các yêu cầu: có khả năng xác định và lượng hóa rủi ro phù hợp với tính chất, phạm vi và mức độ phức tạp của các rủi ro phát sinh từ hoạt động dầu khí, các tác động đến vốn, an toàn hoạt động và an toàn tài chính của Công ty; Quy định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong hoạt động quản trị rủi ro và cơ cấu quản trị rủi ro của doanh nghiệp; Có chính sách quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch, trong đó xác định rõ các loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan phát sinh từ hoạt động dầu khí , khẩu vị rủi ro và cách thức quản lý đối với từng loại rủi ro.

Đối với quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, PGS.TS Đặng Văn Thanh kiến nghị, để tăng cường quản trị rủi ro, bảo vệ an toàn tài sản vốn, đảm bảo hoạt động của các tổ chức hoạt động dầu khí ổn định có hiệu quả, cần có điều khoản quy định về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định tại điều 39 Luật kế toán số 88 năm 2015. Đây là những quy định mang tính bắt buộc và phù hợp với đặc điểm và yêu cầu kinh doanh đặc thù của hoạt động dầu khí Việt nam. Theo đó:

Cần có 1 điều quy định riêng về  Hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó có quy định phải xây dựng  các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hoạt động dầu khí bảo đảm kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận, kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp dầu khí  đạt được các mục tiêu đề ra, tuân thủ quy định của pháp luật.

Cần có 1 điều quy định riêng về  Kiểm toán nội bộ, trong đó quy định Tập đoàn dầu khí và các doanh nghiệp hoạt động dầu khí được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Định kỳ hằng năm, doanh nghiệp dầu khí phải thực hiện kiểm toán nội bộ đối với các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích: Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong doanh dầu khí; Đưa ra kiến nghị sửa chữa, khắc phục sai sót,…

Về quản trị môi trường và kế toán quản trị môi trường, PGS.TS Đặng Văn Thanh cho rằng, hoạt động dầu khí có liên quan và tác động khá nhiều đến môi trường. Luật cần có quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dầu khí trong việc quản trị môi trường và tổ chức kế toán quản trị môi trường, quy định về trách nhiệm  thiết lập công cụ  nhận dạng, thu thập và phân tích các thông tin cơ bản về Môi trường trong nội bộ đơn vị, trong đó có Thông tin vật chất về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến Môi trường.

PGS.TS Đặng Văn Thanh cũng lưu ý, các quy định của Luật dầu khí của Việt nam cần tính tới đặc điểm hoạt động dầu khí của Việt nam. Hiên nay hoạt động đầu khí Việt nam do nhà nước Việt nam đảm nhiệm , và giao cho Tập đoàn dầu khí quốc gia. Tập đoàn dầu khí Việt nam tổ chức theo mô hình  Công ty mẹ/con gồm công ty mẹ là PVN và các đơn vị thành viên (Tổng công ty) thuộc lĩnh vực cốt lõi là các lĩnh vực: Thăm dò khai thác dầu khí; Công nghiệp khí (vận chuyển, tàng trữ, chế biến và phân phối khí);  Chế biến lọc - hóa dầu  và phân phối sản phẩm;…/.

​Theo: quochoi.vn


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​