Điện gió ngoài khơi thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững
Khi nền kinh tế xanh mở ra cánh cửa cho năng lượng gió, các giải pháp bền vững và công bằng được tìm kiếm để giải quyết những thách thức hiện tại trong phát triển bền vững đại dương. Hiện điện gió ngoài khơi đang đóng góp tích cực cho sức khỏe đại dương, với việc chính phủ các nước đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên với sự phát triển thông qua các quy trình lập kế hoạch chiến lược và minh bạch, trong đó bao gồm quy hoạch không gian biển quy mô lớn và đánh giá hệ sinh thái biển và đánh giá kinh tế xã-hội có hệ thống, được thông tin bằng sự chấp nhận của xã hội, phân tích chi phí-lợi ích xã hội và phân tích quyết định đa tiêu chí, nhằm đạt được kết quả tích cực và tổng hợp tối đa.
Điện gió ngoài khơi là chìa khóa để đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ trái đất nóng lên dưới ngưỡng 1,5°C theo Thỏa thuận Paris
Ngoài ra, điện gió ngoài khơi, thông qua công nghệ tiên tiến và các biện pháp tiết kiệm năng lượng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững với phương cách tiếp cận mới không chỉ đặt ra các tiêu chuẩn quản lý tốt hơn mà còn nâng cao chất lượng môi trường, tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. Đồng thời còn có lợi ích mở rộng ra ngoài các khu vực ven biển nơi đặt các dự án, khi các chuỗi cung ứng và nhà cung cấp dịch vụ trên khắp các quốc gia cùng nhau hỗ trợ nỗ lực trên biển này. Mối liên hệ giữa nền kinh tế xanh, phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế là điều không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế truyền thống, chẳng hạn như GDP, có thể gây nhầm lẫn vì sự giàu có của đất nước không được phản ánh đầy đủ do thiếu tính toán phù hợp về vốn tự nhiên (chẳng hạn như rừng, nước và khoáng sản, những thứ ngày nay rất quan trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững), vốn nhân lực (bao gồm giáo dục, kỹ năng và sức khỏe của người dân) và vốn xã hội, bao gồm cả đổi mới (chẳng hạn như bằng sáng chế). Một cách tiếp cận thực nghiệm để phân tích trường hợp của châu Âu tại EU cho thấy lĩnh vực điện gió đã tạo ra 2,5 tỷ euro giá trị gia tăng cho mỗi GW công suất điện gió ngoài khơi mới. Điều này có nghĩa là, trung bình, mỗi turbine ngoài khơi mới đã bổ sung thêm 20,3 triệu euro cho nền kinh tế EU. Dự báo, đóng góp của điện gió vào nền kinh tế (2030) sẽ lớn hơn 2,5 lần so với mức đóng góp (2022). Đến năm 2030, năng lượng gió dự kiến sẽ chiếm khoảng 0,81% GDP của EU, với gần 50% đóng góp này đến từ điện gió ngoài khơi. Tại khu vực Đại Tây Dương, sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp điện gió ngoài khơi của Hoa Kỳ dự kiến sẽ đem lại lợi ích kinh tế đáng kể trong thập kỷ tới và hơn thế nữa. Theo Hiệp hội điện sạch Hoa Kỳ (American Clean Power Associaton-ACP), trong kịch bản cao với 3.000 MW công suất điện gió sẽ được lắp đặt mỗi năm và 60% công suất này sẽ được dùng trong nước với những lợi ích này có thể đạt tới 25 tỷ USD mỗi năm và hỗ trợ hơn 83.000 công ăn việc làm (2030) song chưa tính giá trị tăng thêm thông qua doanh thu thuế cho cả tiểu bang và liên bang, giảm phát thải và tiết kiệm sức khỏe liên quan cũng như các khoản thanh toán trực tiếp hỗ trợ phát triển lực lượng lao động hoặc cộng đồng sở tại.
Ngoài việc sản xuất các bộ phận turbine lớn, điện gió ngoài khơi còn đem đến cơ hội cho sản xuất công nghiệp trong nước, bao gồm sản xuất sắt thép làm móng đỡ, trạm biến áp và tàu thuyền cũng như sản xuất dây cáp để truyền tải điện và tàu thuyền để di chuyển các bộ phận vận chuyển và nhân công đến và đi từ địa điểm dự án.
Công cụ giúp đạt được thành công của điện gió ngoài khơi
Quan hệ đối tác giữa chính phủ và lĩnh vực công nghiệp đã cho phép triển khai thành công điện gió ngoài khơi trên toàn cầu, trong đó chính phủ các nước đã đóng vai trò mạnh mẽ trong việc giảm thiểu rủi ro cho các dự án thông qua sự hợp tác cùng nhau, đã giúp đạt được mức giảm đáng kể về chi phí điện gió ngoài khơi, điều này khiến cho điện gió ngoài khơi trở thành hình thức phát điện mới rẻ nhất ở các quốc gia như Vương quốc Anh, CHLB Đức và Trung Quốc sau điện gió trên bờ và điện năng lượng mặt trời PV. Việc hiện thực hóa điện gió ngoài khơi phù hợp với lộ trình net-zero sẽ đòi hỏi các hình thức hợp tác công-tư mới và sâu sắc hơn, cũng như các phương cách để cộng tác rộng rãi hơn với các bên liên quan khác nhau. Vừa qua, GWEC đã hỗ trợ và đồng phát triển hai sáng kiến quan trọng nhằm cam kết hành động hợp tác để thúc đẩy năng lượng gió ngoài khơi, cụ thể là:
Liên minh điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA)
Liên minh điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA) được thành lập nhân Hội nghị COP 27 (2022) bởi Chính phủ Đan Mạch, Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) và Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) là một sáng kiến ngoại giao với nhiều bên liên quan. GOWA thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm (i) nâng cao tham vọng về điện gió ngoài khơi trên toàn cầu giữa chính phủ các nước, trên các diễn đàn đa phương và với các bên liên quan rộng lớn hơn, (ii) hỗ trợ tạo ra các khung chính sách và chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi hiệu quả để phát triển các thị trường mới và sẵn có, và (iii) thúc đẩy cách tiếp cận dựa trên sứ mệnh giữa chính phủ các để thúc đẩy hành động triển khai điện gió ngoài khơi là chìa khóa để đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất nóng lên dưới ngưỡng 1,5°C theo Thỏa thuận Paris. Đồng thời tập hợp sự tham gia của chính phủ các nước, lĩnh vực công nghiệp, tổ chức và các bên liên quan quan trọng khác nhằm giải quyết những thách thức chung đối với điện gió ngoài khơi cũng như hỗ trợ chính phủ các nước và xã hội nhận thấy những lợi ích kinh tế xã-hội đáng kể của điện gió ngoài khơi.
Sứ mệnh của GOWA là đóng vai trò của động lực toàn cầu cho việc phát triển năng lượng gió ngoài khơi đầy tham vọng bằng cách giúp chính phủ các nước thúc đẩy tham vọng và phân phối năng lượng gió ngoài khơi. Tầm nhìn của GOWA là một thế giới trong đó điện gió ngoài khơi đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển đổi năng lượng và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) thông qua sản xuất năng lượng tái tạo trên quy mô lớn, giúp đem lại những lợi ích cho các khu vực, quốc gia và các lĩnh vực quan trọng như công nghiệp và giao thông vận tải. Mục tiêu của GOWA là góp phần đạt được tổng công suất gió ngoài khơi tối thiểu là 380 GW (2030) và tăng công suất lắp đặt ít nhất 70 GW mỗi năm kể từ năm 2030.
Lộ trình năng lượng đại dương
Lộ trình năng lượng đại dương (OEP, 12/2023) là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của một thế giới ngoài khơi bền vững, có tham vọng cao trong lĩnh vực điện gió toàn cầu. OEP hợp tác với các nhà lãnh đạo các bên liên quan khác nhau trong nền kinh tế biển (tức là nền kinh tế xanh), bao gồm các nhà hoạch định chính sách, lĩnh vực công nghiệp, xã hội cộng đồng và các nhóm bảo tồn thiên nhiên nhằm tạo ra những lộ trình thuận lợi, có thể mở rộng và bền vững để điện gió ngoài khơi phát triển mạnh. Với tư cách là đối tác đáng tin cậy trong nền kinh tế biển nên việc đẩy nhanh việc triển khai điện gió ngoài khơi đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện nhằm chủ động giải quyết các thách thức và hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan được đặt ở trung tâm của nền kinh tế biển. Tầm nhìn của OEP về phát triển điện gió ngoài khơi là tầm nhìn phát triển hài hòa với hệ sinh thái biển và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng ven biển và những người sử dụng đại dương khác.
Hiện ngày càng có nhiều quốc gia có ít thành tựu trước đây về điện gió ngoài khơi lại đang đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng để mở rộng cơ cấu năng lượng điện gió ngoài khơi của họ. Ví dụ như ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản đã đặt mục tiêu công suất lắp đặt là 10 GW (2030) và Hàn Quốc đang hướng tới 14,3 GW công suất (2030). Cùng với cam kết quốc tế được đưa ra tại COP28 là tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo, năng lượng gió ngoài khơi sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng toàn cầu trong việc đáp ứng các mục tiêu về năng lượng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chỉ riêng tiềm năng thị trường và động lực chính trị là không đủ để tạo ra sự tăng trưởng theo cấp số nhân về năng lượng gió ngoài khơi cần thiết để thực hiện các mục tiêu quốc gia đầy tham vọng và các cam kết toàn cầu về tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo. Đặc biệt tại các thị trường điện gió ngoài khơi mới nổi, hiện cần có các chiến lược mới để đẩy nhanh sự phát triển bền vững của lĩnh vực này. Cách tiếp cận của OEP giải quyết những thách thức và cơ hội này để có một thị trường gió ngoài khơi thành công thông qua ba trụ cột chính: Thúc đẩy động lực thị trường và lĩnh vực, sự sẵn sàng về chính sách và quy định cũng như môi trường chính trị-xã hội.
Link nguồn:
https://www.connaissancedesenergies.org/sites/connaissancedesenergies.org/files/pdf-actualites/GOWR-2024_digital_final_2.pdf