Đặc điểm pháp lý nổi bật trong qui định đối với việc sử dụng tài nguyên dầu và khí của Liên bang Nga (Phần VIII)
Phần VIII: Thuế và những khoản mà nhà đầu tư dầu khí phải trả cho Chính phủ


Mỏ dầu, khí và condensate Chayandinskoye của Gazprom Neft. Nguồn: Gazprom neft.

Nguồn thu từ dầu khí chiếm khoảng 40% thu ngân sách liên bang. Do đó, hệ thống tài chính cho các dự án dầu khí ở Nga là đối tượng tranh luận thường xuyên giữa các cơ quan chính phủ có liên quan. Một mặt, Nga muốn cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn về mặt kinh tế cho các dự án, đặc biệt đối với các nguồn tài nguyên khó phát triển. Tuy nhiên, Nga cũng cần đảm bảo nguồn thu ngân sách tiếp tục được duy trì. Do đó, hệ thống tài khóa dầu khí vô cùng phức tạp và thường xuyên phải thay đổi, vì nhiều biện pháp khuyến khích được đưa ra và sau đó bị tước bỏ.

Việc sử dụng tài nguyên bao gồm các nghĩa vụ thanh toán tài chính sau:

Phí tham gia đấu thầu hoặc đấu giá;

Thanh toán một lần cho việc trao giấy phép và các trường hợp khác được ghi trong giấy phép sử dụng tài nguyên;

Các khoản thanh toán thường xuyên cho nghiên cứu địa chất, thăm dò và xây dựng các công trình ngầm;

Thuế khai thác khoáng sản (MET);

Thuế phát triển mỏ sớm;

Các loại thuế và nghĩa vụ khác.

Các nhà sản xuất trả MET, được tính toán dựa trên khối lượng vật chất của dầu và khí được khai thác (tỷ suất của MET được áp dụng cho một số loại dầu được khai thác ngoài khơi LB Nga):

Thuế khai thác dầu được điều chỉnh dựa trên biến động của giá dầu thế giới cũng như tình trạng trữ lượng của mỏ. Giá tham chiếu năm 2019 là 919 RUB/tấn được điều chỉnh theo nhiều hệ số khác nhau phản ánh động thái giá thế giới và sự phức tạp của quá trình khai thác

Thuế khai thác khí có mức cơ bản là 35 RUB/1.000 mét khối, được nhân với một số hệ số thể hiện mức độ phức tạp của khí và chi phí vận chuyển. Đối với condensate, tỷ lệ là 42 RUB/tấn.

Trong những năm qua, Nga đã cung cấp nhiều ưu đãi khác nhau cho các dự án dầu khí có điều kiện hoạt động khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhiều ưu đãi trong số này sau đó đã bị loại bỏ hoặc cắt giảm do không hiệu quả hoặc quá nặng nề đối với ngân sách liên bang. Đặc biệt, vào năm 2020, các sửa đổi đáng kể đã được thực hiện đối với Bộ luật thuế và Luật thuế quan, trong đó xóa bỏ các khoản giảm thuế khác nhau (ví dụ, đối với dầu có độ nhớt cao hoặc các mỏ đã cạn kiệt).

Nga cũng chính thức công nhận khái niệm về một công ty liên doanh với tư cách bên thứ ba, là nhà điều hành hoạt động thăm dò và phát triển mỏ ngoài khơi (trái ngược với chủ giấy phép tài nguyên), vốn trước đây không được công nhận theo luật pháp Nga, cấu trúc pháp nhân kiểu này bị coi là không hợp lệ.

Thuế đặc biệt được áp dụng cho các hoạt động ngoài khơi đối với cả nhà điều hành liên doanh và chủ sở hữu giấy phép.

Ngoài MET, người sử dụng tài nguyên còn phải chịu các loại thuế và nghĩa vụ khác, chẳng hạn như:

Thuế lợi tức doanh nghiệp;

Thuế xã hội và các khoản thanh toán;

Thuế giá trị gia tăng.

Nga đã bắt đầu thực hiện một chế độ thuế mới đối với ngành dầu mỏ, theo đó thuế gia tăng theo doanh thu sẽ thay thế MET đối với dầu thô. Sau một số dự án giai đoạn đầu, thuế thu nhập gia tăng sẽ được áp dụng rộng rãi hơn từ năm 2021.

Nói chung, hệ thống tài khóa dầu khí của Nga vô cùng phức tạp và có thể thay đổi thường xuyên. Không có sự ổn định tài chính hiệu quả, vì các quy tắc thuế/hải quan có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Phương tiện khả thi duy nhất để cung cấp sự ổn định tài khóa là bao gồm các quy định rõ ràng trong một điều ước quốc tế, điều ước này thường thay thế các quy định của pháp luật trong nước. Loại hình bảo vệ này thường được giới hạn trong các dự án lớn hơn, ví dụ như theo các hiệp ước hỗ trợ các dự án LNG của Novatek, dự án Gazprom-Petrovietnam và đường ống biển Đen của Gazprom-Thổ Nhĩ Kỳ.

Đặc điểm pháp lý nổi bật trong qui định đối với việc sử dụng tài nguyên dầu và khí của Liên bang Nga (Phần VII)

Đặc điểm pháp lý nổi bật trong qui định đối với việc sử dụng tài nguyên dầu và khí của Liên bang Nga (Phần VI)

Đặc điểm pháp lý nổi bật trong qui định đối với việc sử dụng tài nguyên dầu và khí của Liên bang Nga (Phần V)

Đặc điểm pháp lý nổi bật trong qui định đối với việc sử dụng tài nguyên dầu và khí của Liên bang Nga (Phần IV)

Đặc điểm pháp lý nổi bật trong qui định đối với việc sử dụng tài nguyên dầu và khí của Liên bang Nga (Phần III)

Đặc điểm pháp lý nổi bật trong qui định đối với việc sử dụng tài nguyên dầu và khí của Liên bang Nga (Phần II)

Đặc điểm pháp lý nổi bật trong qui định đối với việc sử dụng tài nguyên dầu và khí của Liên bang Nga (Phần I)


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​